ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NHÂN LỰC XUẤT NHẬP KHẨU

cước trả trước và cước trả sau

Phân biệt Freight Prepaid và Freight Collect

Trong ngành Xuất nhập khẩu, bạn sẽ thường xuyên gặp hai cụm từ Freight Collect và Freight Prepaid. Vậy, bản chất của chúng là gì, hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Nói một cách đơn giản, Freight Colect có nghĩa là người nhận (consignee) chịu trách nhiệm trả tiền vận chuyển. Đôi khi người ta sẽ sử dụng term “Collect Upon Arrival” với tác dụng tương tự. Nó ám chỉ rằng chi phí vận chuyển cũng như là các chi phí khác phát sinh liên quan đến quá trình vận chuyển quốc tế sẽ thuộc trách nhiệm của người nhận.

freight collect

Tương tự, Freight Prepaid sẽ xác định người chịu trách nhiệm thanh toán chi phí vận chuyển là người gửi hàng. Ngoài ra người gửi cũng cần phải chi trả các khoản chi phí khác phát sinh liên quan đến quá trình vận chuyển quốc tế.

freight prepaid

Freight Prepaid thường được sử dụng trong các terms nhóm C và nhóm D. Trong khi đó thì Freight Collect thường được sử dụng trong các terms nhóm E và F. Có thể lý giải rất đơn giản rằng ở nhóm C và nhóm D thì thường người thuê phương tiện chuyên chở quốc tế sẽ là người bán, chính vì thế khi gửi hàng đi thì người bán đồng thời sẽ thanh toán luôn cả tiền cước vận chuyển cho bên vận chuyển. Ngược lại các nhóm E và F thì thường các phương tiện chuyên chở quốc tế sẽ do người mua thuê, chính vì vậy khi tàu chở hàng từ nước ngoài về đến cảng đích thì khi nhận hàng người mua sẽ thanh toán chi phí để có thể nhận được hàng.

Trên thực tế, với Freight Collect thì việc thanh toán có thể sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ giữa hãng tàu và đại lý với người gửi hàng, một số hãng tàu sẽ thu cước khi chủ hàng tới lấy bill of lading gốc, hoặc khi phát hành bill of lading. Trường hợp những công ty lớn, khối lượng hàng nhiều và đi quen, thì hãng tàu sẽ cho phép công nợ trong một khoảng thời gian nhất định. Hoặc khi gửi hàng thông qua các bên forwarder thì các bên forwader đôi khi cũng có thể cho khách hàng công nợ và lấy tiền của mình ra để ứng trước với hãng tàu, vì thực tế hiện nay thì thị trường rất cạnh tranh và các bên sẵn sàng cho công nợ để sale được khách hàng.

Về Local charges, thường bên nào chịu phí gì sẽ được quy định trong Incoterms hoặc nếu có sự thỏa thuận trước của các bên thì sẽ tuân theo thỏa thuận, miễn là hãng tàu thu được đủ tiền phí.

Thông qua bài viết này, hi vọng các bạn có thể có một cái nhìn rõ hơn về Freight Collect và Freight Prepaid.

***********************

Bạn đang tìm lớp học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu?

Hoàn toàn tự tin với kiến thức, kỹ năng thực tế từ những khóa học Xuất nhập khẩu của Trung tâm:

  • Khóa học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu – Logistics
  • Khóa học Logistics
  • Khóa học khai báo hải quan ECUS/VNACCS
  • Khóa học Tiếng Anh Xuất nhập khẩu – Logistics
  • Khóa học Sales xuất khẩu

Trung tâm Xuất nhập khẩu – Logistics Hà Lê

Tầng 2 tòa nhà Florence số 28 Trần Hữu Dực, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 098 577 4289 // mrhalexnk@gmail.com

Mời bạn để lại email để được nhận thông tin chia sẻ mới nhất nhé!

    ĐỊA CHỈ CỦA CHÚNG TÔI

    MIỀN BẮC
    Hà Nội: Tầng 5, Số 86 đường Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

    LIÊN HỆ TƯ VẤN

    Copyright @2019 MrHale.vn