ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NHÂN LỰC XUẤT NHẬP KHẨU

Thủ tục xuất khẩu bột đá CaCO3 siêu mịn

Hỏi: Xin trung tâm Hà Lê tư vấn giúp chúng tôi Thủ tục xuất khẩu bột đá CaCO3 siêu mịn. Chúng tôi xuất từ Yên Bái đi Bangladesh và Ấn Độ. Xin cảm ơn

Trả lời: Về việc xuất khẩu bột đá CaCO3, Mr Hà xin tư vấn cho bạn như sau:

1. Về chính sách mặt hàng – Thủ tục xuất khẩu bột đá vôi CaCO3

a. Cơ sở pháp lý

Căn cứ quy định tại Điều 1 và điều 2 Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công Thương quy định về xuất khẩu khoáng sản thì:
“2. Khoáng sản xuất khẩu bao gồm: khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại, khoáng sản làm khoáng chất công nghiệp.
Than, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, condensate, băng cháy, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng, hợp kim, kim loại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.”

Mặt hàng bột đá vôi siêu mịn CaCO3 không xuất khẩu để làm vật liệu xây dựng. Về nhóm hàng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, đề nghị doanh nghiệp đọc kỹ thông tư 05/2018/TT-BXD có hướng dẫn cụ thể.

 

thủ tục xuất khẩu bột đá CaCO3

 

b. HS code và thuế xuất khẩu

Theo biểu thuế Xuất nhập khẩu 2018, mặt hàng bột đá vôi siêu mịn có 2 mã HS:

– Bột đá vôi siêu mịn không tráng phủ acid stearic: 25174900

– Bột đá vôi siêu mịn có tráng phủ acid stearic: 38249099

Do đó, khi xuất khẩu doanh nghiệp sẽ lấy mẫu đi kiểm tra chất lượng để xác định mức thuế xuất khẩu phải nộp. Doanh nghiệp mang mẫu niêm phong hải quan và kiểm tra tại các cơ sở thuộc hệ thống VILAS. Ví dụ tại Hà Nội, doanh nghiệp có thể đăng ký kiểm tra tại Viện Vật Liệu Xây Dựng.

2. Về hồ sơ hải quan – Thủ tục xuất khẩu bột đá vôi CaCO3

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo Thông tư 05/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng.

Cụ thể tại công văn số 6827/TCHQ-GSQL ngày 21/11/2018:

công văn 6827/tchq

Về chứng từ chứng minh nguồn gốc khoáng sản, theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại điểm 1 công văn 2588/BXD-VLXD ngày 17/10/2018 thì theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2018/TT-BXD: “Khoáng sản làm vật liệu xây dựng XK có nguồn gốc hợp pháp theo quy định pháp luật về khoáng sản” và không quy định cụ thể về hồ sơ, chứng từ phải nộp cho cơ quan Hải quan để chứng minh nguồn gốc hợp pháp, khi làm thủ tục XK khoáng sản làm vật liệu xây dựng, người khai hải quan tự khai báo và chịu trách nhiệm về nguồn gốc khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Do vậy, cơ quan Hải quan không yêu cầu người khai hải quan phải nộp/xuất trình chứng từ chứng minh nguồn gốc khoáng sản.

Về kiểm tra khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu, theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, cơ quan Hải quan kiểm tra thực tế đối với tất cả lô hàng khoáng sản xuất khẩu. Mức độ kiểm tra thực tế thực hiện theo chỉ dẫn rủi ro trên Hệ thống dữ liệu hải quan điện tử.

Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu thực tế hàng hóa với Danh mục, quy cách và chỉ tiêu kỹ thuật khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 05/2018/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng xác định hàng hóa có đủ điều kiện XK hay không.

Thời hạn hoàn thành việc kiểm tra thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan. Trường hợp kiểm tra thực tế không đủ cơ sở để xác định thì công chức hải quan tiến hành lấy mẫu gửi cơ quan kiểm định hải quan thực hiện việc giám định để xác nhận.

Việc lấy mẫu, lưu mẫu thực hiện theo quy định tại Điều 31 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC).

 

Vậy, cơ quan hải quan KHÔNG YÊU CẦU người khai hải quan xuất trình chứng từ chứng minh nguồn gốc khoáng sản.

Do đó, khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu khoáng sản thì doanh nghiệp không cần xuất trình giấy phép chế biến hoặc giấy chứng nhận đầu tư. Doanh nghiệp tuân theo thông tư 05/2018-TT-BXD.

 

Với hồ sơ xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng, đề nghị bạn thực hiện theo quy định tại khoản 5 điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung điều 16 của thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (khi thực hiện thủ tục hải quan truyền thống.

Bộ hồ sơ chuẩn bị và đính kèm lên hệ thống V5 gồm:
– Sales Contract
– Commercial Invoice
– Packing List
– Giấy phép khai thác và giấy phép mua bán, gia công
– Giấy kết quả phân tích VILAS
– Giấy tờ đầu vào khác

Sau khi khai báo tờ khai phân luồng chính thức, hoàn thành việc đóng thuế thì lô hàng sẽ được thông quan.

 

Học xuất nhập khẩu cùng Mr Hà Lê 

***********************

Hoàn toàn tự tin với kiến thức, kỹ năng thực tế từ những khóa học Xuất nhập khẩu của Trung tâm Xuất nhập khẩu Hà Lê:

 

Trung tâm Xuất nhập khẩu – Logistics Hà Lê

Tầng 2, số 7 ngõ 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0985774289

 

 

 

 

 

Mời bạn để lại email để được nhận thông tin chia sẻ mới nhất nhé!

    ĐỊA CHỈ CỦA CHÚNG TÔI

    MIỀN BẮC
    Hà Nội: Tầng 5, Số 86 đường Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

    LIÊN HỆ TƯ VẤN

    Copyright @2019 MrHale.vn