ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NHÂN LỰC XUẤT NHẬP KHẨU

Thủ tục công bố bao bì thực phẩm

Hỏi:  Công ty tôi hiện muốn tìm hiểu về Thủ tục công bố bao bì thực phẩm. Quy trình và thủ tục có phức tạp hay không? Chúng tôi xin cảm ơn trung tâm.

Trả lời: 

Mr Hà Lê xin cảm ơn câu hỏi của bạn. Về Thủ tục công bố bao bì thực phẩm, bạn có thể đọc những hướng dẫn chi tiết về quy trình trong bài sau:

1. CÔNG BỐ BAO BÌ THỰC PHẨM LÀ GÌ? CẦN CÔNG BỐ HỢP QUY HAY CÔNG BỐ PHÙ HỢP? 

Đầu tiên phải hiểu, bao bì thực phẩm là gì và phải công bố hợp quy hay công bố phù hợp?

Nghị định 38/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, không có nhắc tới bao bì thực phẩm, tuy nhiên trong các QCVN lại chỉ rõ các quy chuẩn kỹ thuật  quốc gia về về sinh an toàn thực phẩm đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu thủ tục công bố bao bì thực phẩm là: Những dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải tiến hành công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. (Đã quy định rõ trong điều 3, chương II, NĐ 38/2012/NĐ – CP).

 

2. CÔNG BỐ HỢP QUY VÀ CÔNG BỐ PHÙ HỢP KHÁC GÌ NHAU? CƠ QUAN NÀO CÓ THẨM QUYỀN CẤP CÔNG BỐ?

Mọi người thường nghe tới công bố hợp quy với điều hòa, tủ lạnh,…con đa số thực phẩm xin công bố tại Cục vệ sinh AN TOÀN THỰC PHẨM là công bố phù hợp vậy công bố hợp quy có khác gì không?

Về cơ bản quy trình, thời hạn công bố có hiêu lưc là như nhau.

thủ tục công bố bao bì thực phẩm

Bước 1: Mang mẫu đi test tại các trung tâm kiểm nghiệm được công nhận kết quả

  • Miền Bắc: Viện kiểm nghiệm quốc gia, Trung tâm kỹ thuât 1,…
  • Miền Nam: Trung tâm kỹ thuật 3,…

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin công bố bao bì thực phẩm 

  • Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam có ngành nghề kinh doanh sản phẩm làm công bố: scan bản gốc
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm: scan bản gốc
  • Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ
  • Nhãn phụ sản phẩm lưu hành tại Việt Nam
  • Bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp
  • Kế hoạch giám sát định kỳ
  • Phương thức đánh giá hợp quy (đối với CB hợp quy)
  • Báo cáo đánh giá hợp quy
  • Quy cách bao gói, tên địa chỉ nhà sản xuất
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 (nếu có).

Bước 3: Nhập hồ sơ và up file đính kèm lên hệ thống điện tử của cục an toàn thực phẩmWebsite: http://congbosanpham.vfa.gov.vn

Quý khách hàng xin công bố bao bì thực phẩm tại cơ quan duy nhất là Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế

Bước 4: Thực hiện nộp lệ phí : thanh toán bằng hình thức Keypay (trên website của cục ghi rõ).

  • Đối với thực phẩm thường: 500.000 VND/sản phẩm
  • Đối với thực phẩm chức năng: 1.500.000 VND/sản phẩm
  • Đối với bao bì thực phẩm: 500.000 VND/sản phẩm

Bước 5: Cục xử lý và ra công bố bao bì thực phẩm bản mềm

  • Thời hạn công bố: 3 năm hoặc 5 năm đối với hồ sơ có chứng chỉ HACCP

 

CÔNG BỐ HỢP QUY VÀ CÔNG BỐ PHÙ HỢP KHÁC GÌ NHAU?

  • Công bố hợp quy: Là dựa trên các quy chuẩn có sẵn. Đối với các sản phẩm bao bì thực phẩm đều có QCVN đi kèm để đánh giá chất lượng
  • Công bố phù hợp : dùng cho các sản phẩm chưa có quy chuẩn cụ thể mà phải dựa trên đánh giá các chỉ tiêu thành phần, công dụng của sản phẩm….

Hiểu ngắn gọn thì là thay vì phải dựa vào thành phần, công dụng các sản phẩm để công bố phù hợp với quy định về ATTP của Việt Nam thì công bố hợp quy sẽ dựa vào các quy chuẩn kỹ thuật có sẵn để công bố.

Vậy. Quy chuẩn kỹ thuật nào quy định rõ về điều này?

3. CÁC QUY CHUẨN KỸ THUẬT ÁP DỤNG CHO BAO BÌ, DỤNG CỤ TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI THỰC PHẨM

Các bạn hãy tham khảo các quy chuẩn sau trước khi xin công bố bao bì thực phẩm để hiểu rằng sản phẩm của mình cần phải thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật nào nhé:

QCVN 12-1 : 2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

QCVN 12-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

QCVN 12-3 : 2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

QCVN 12-4:2015/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

 

 

CÔNG BỐ BAO BÌ THỰC PHẨM (PHẦN 2)

 

CHIA SẺ KINH NGHIỆM CÔNG BỐ BAO BÌ THỰC PHẨM

PHẦN 2: TẠI SAO CÙNG 1 LOẠI SẢN PHẨM LẠI CẦN CÓ TỚI 2 BỘ CÔNG BỐ? VÀ ĐIỀU KIỆN CẦN CỦA 1 BỘ CÔNG BỐ BAO BÌ THỰC PHẨM LÀ GÌ?

Trong phần 1, GOLDTRANS đã chia sẻ về Quy trình và các thông tư, nghị định, quy chuẩn nên tham khảo để hiểu rõ hơn về công bố bao bì thực phẩm. Quý khách hàng có thể xem lại nội dung phần 1 theo link bài viết về xin công bố bao bì thực phẩm

Trong phần 2, GOLDTRANS sẽ giải đáp 1 số vấn đề mà nhiều Quý khách hàng đã gọi điện đến trao đổi với chúng tôi rằng họ đã làm công bố bao bì thực phẩm rồi nhưng sao có mỗi mấy cái cốc mà  phải làm 2 bộ công bố bao bì thực phẩm?

GOLDTRANS xin chia sẻ với Quý khách hàng như sau

  • Căn cứ Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có kèm theo Quy định Giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm, trong đó từ điểm 4.14 đến 4.16 có quy định rõ:

“4.14. Dụng cụ chứa đựng có lòng nông phẳng là dụng cụ bằng gốm hoặc thủy tinh có độ sâu bên trong không quá 25 mm được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn.

4.15. Dụng cụ chứa đựng bằng gốm có lòng sâu là dụng cụ bằng gốm có
độ sâu bên trong lớn hơn 25 mm được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn. Dụng cụ chứa đựng có lòng sâu được chia làm các nhóm:
– Cỡ nhỏ: có dung tích nhỏ hơn 1,1 lít;
– Cỡ lớn: có dung tích từ 1,1 lít đến 3 lít;
– Dùng để bảo quản: có dung tích từ 3 lít trở lên;
– Cốc, chén: dụng cụ bằng gốm cỡ nhỏ có lòng sâu (có dung tích khoảng
240 ml) thường được sử dụng để đựng đồ uống như cà phê, chè ở nhiệt độ cao.

4.16. Dụng cụ chứa đựng bằng thủy tinh có lòng sâu là dụng cụ bằng thủy tinh có độ sâu bên trong lớn hơn 25 mm được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn. Dụng cụ chứa đựng có lòng sâu được chia làm các nhóm:
– Cỡ nhỏ: có dung tích nhỏ hơn 600 ml;
– Cỡ lớn: có dung tích từ 600 ml đến 3 lít;
– Dùng để bảo quản: có dung tích từ 3 lít trở lên.”

⇒ Đây chính là lý do tại sao bát, lọ, cốc, chén,… bằng gốm, thủy tinh lại cùng 1 chất liệu, một nhà sản xuất, 1 nhà nhập khẩu lại phải chia thành nhiều bộ công bố bao bì thực phẩm

Ngoài ra, GOLDTRANS xin lưu ý với Quý khách hàng về điều không thể thiếu đối với 1 bộ hồ sơ công bố bao bì thực phẩm: Đó không chỉ là kết quả kiểm nghiệm mà còn phải có hình ảnh thùng đựng sản phẩm. Cái điều tưởng chừng như quá đơn giản, nhưng lại không thể không có.

Vậy cứ có ảnh thùng đựng sản phẩm là được?
Câu trả lời là: Không đúng. Hình ảnh thùng được chấp nhận là hình ảnh thùng có các thông tin từ nhà sản xuất như tên nhà sản xuất, địa chỉ nhà sản xuất,… như hình ảnh dưới đây mới được coi là hợp lệ:

thủ tục công bố bao bì thực phẩm

 

Học xuất nhập khẩu cùng Mr Hà Lê 

***********************

Hoàn toàn tự tin với kiến thức, kỹ năng thực tế từ những khóa học Xuất nhập khẩu của Trung tâm Xuất nhập khẩu Hà Lê:

 

Trung tâm Xuất nhập khẩu – Logistics Hà Lê

Tầng 2, số 7 ngõ 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0985774289

 

 

 

 

 

 

 

Mời bạn để lại email để được nhận thông tin chia sẻ mới nhất nhé!

    ĐỊA CHỈ CỦA CHÚNG TÔI

    MIỀN BẮC
    Hà Nội: Tầng 5, Số 86 đường Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

    LIÊN HỆ TƯ VẤN

    Copyright @2019 MrHale.vn