Kiến thức quan trọng nhất về Incoterms 2010
Kiến thức quan trọng nhất về Incoterms 2010
Bạn nghĩ rằng mình đã nắm được những kiến thức quan trọng nhất về Incoterms 2010? Vậy thì hãy cùng Mr Hà Lê kiểm tra lại kiến thức của mình nhé.
Incoterms (International Commercial Terms – các điều khoản thương mại quốc tế) giống như bảng cửu chương vào nghề cho các nhân viên xuất nhập khẩu, Logistics.
Vậy Incoterms có những đặc điểm gì cần chú ý?
- Incoterms không phải là luật, mà chỉ là thông lệ quốc tế, tập quán thương mại.
- Các phiên bản sau không phủ nhận phiên bản trước. Doanh nghiệp có quyền lựa chọn phiên bản áp dụng
- Không áp dụng cho hàng hóa vô hình, chỉ áp dụng hàng hóa hữu hình
- Phân chia rủi ro và chi phí trong 1 lô hàng cho Người Bán và người Mua
Incoterms 2010 được chia thành 2 nhóm:
- Các điều kiện dùng cho đường biển và thủy nội địa: FAS, FOB, CFR, CIF
- Các điều kiện dùng cho vận tải đa phương thức: EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP. Có nghĩa là các điều khoản này dùng cho đường nào cũng được.
Seller và Buyer phải thông quan hải quan trường hợp nào?
- Thông quan xuất khẩu: Trừ điều kiện EXW thì Buyer thông quan xuất khẩu. Còn lại Seller phải thông quan xuất khẩu các lô hàng.
- Thông quan nhập khẩu: Trừ điều kiện DDP thì Seller thông quan nhập khẩu. Còn lại Buyer phải thông quan nhập khẩu lô hàng
NGƯỜI BÁN & NGƯỜI MUA PHẢI THUÊ TÀU TRONG ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG NÀO?
- Nhóm E & F: người Mua (Buyer) có trách nhiệm thuê tàu, trả cước
- Nhóm C & D: người Bán (Seller) có trách nhiệm thuê tàu, trả cước
Chúng ta hãy cùng nhau phân tích chi tiết các điều khoản của Incoterms 2010 nhé.
1. EXW – Ex Works: Giao tại xưởng
Người bán chỉ giao hàng tại xưởng là hết trách nhiệm. Mọi việc còn lại, người mua phải làm gồm book tàu, trả cước freight, trả trucking, thông quan hải quan Xuất khẩu, thông quan Hải quan nhập khẩu.
Ví dụ cách ghi: EXW Kientap center, Hanoi, Vietnam (Incoterms 2010)
2. FCA – Free Carrier: giao cho người chuyên chở
Người bán hết trách nhiệm sau khi giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên do người mua chỉ định.
Note:
– Nếu giao FCA tại kho của Seller, thì Seller bốc hàng lên xe cho người mua.
Ví dụ cách ghi: FCA Noibai airport, Hanoi, Vietnam (Incoterms 2010)
3. FAS – Free Alongside Ship: Giao dọc mạn tàu
Người bán hết trách nhiệm sau khi đặt hàng song song mạn con tàu (chưa phải giao lên tàu) như FOB. Seller chịu trách nhiệm thông quan Xuất khẩu. Buyer lo book cước và thông quan nhập khẩu. Chỉ dùng cho đường biển và thủy nội địa
Hiểu đơn giản, thì FAS = FCA + người Bán chịu cước giao tới dọc mạn tàu.
Ví dụ cách ghi: FAS Haiphong port, Vietnam (Incoterms 2010)
4. FOB – Free On Board: Giao hàng lên tàu
Note: FOB = FAS + bốc hàng lên trên tàu an toàn
Seller hết trách nhiệm sau khi giao hàng an toàn trên tàu. Điều này khác với Incoterms 2000 thì FOB chỉ cần giao qua “lan can tàu”
Buyer book cước tàu (lấy booking) và trả tiền cước – freight. Seller thông quan xuất khẩu, Buyer thông quan nhập khẩu.
Chỉ dùng cho đường biển và thủy nội địa.
Ví dụ cách ghi: FOB Haiphong port, Vietnam (Incoterms 2010)
5. CFR – Cost and Freight: Tiền hàng và cước phí
Note: CFR = FOB + F
Chữ C ở đây là Cost = tiền hàng = giá FOB. Còn F là Freight (cước)
– Seller thuê tàu và trả cước
– Seller thông quan Xuất khẩu
– Buyer thông quan nhập khẩu
– Chuyển giao rủi ro sau khi hàng lên tàu tại cảng xuất
– Chỉ dùng cho vận tải biển và thủy nội địa
Ví dụ cách ghi: CFR Port Klang, Malaysia (Incoterms 2010)
6. CIF – Cost, Insurance and Freight: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí
Note: CIF = CFR + I
I: Insurance: bảo hiểm. Tùy loại A, B, C theo quy định của hợp đồng.
Mọi đặc điểm như CFR, nhưng chỉ thêm 1 việc đó là người bán mua bảo hiểm cho lô hàng.
Ví dụ cách ghi: CIF Shanghai port, China (Incoterms 2010)
7. CPT – Carriage Paid To: cước phí trả tới
Dùng vận chuyển đa phương thức, chuyên hàng air là chuẩn nhất, dùng cả cho hàng sea.
Từ “To” ở đây có nghĩa là tới bất cứ đâu. Do đó, địa điểm đích có thể là tại Cảng/Sân bay hoặc sâu trong nội địa nước nhập khẩu.
a. Nếu địa điểm đích là cảng dỡ hàng/sân bay đến
* Hàng đường biển (sea)
CPT = FOB + cước vận chuyển tới đích quy định
– Seller thuê tàu và cước trả cước (ocean freight)
– Seller thông quan xuất khẩu
– Buyer thông quan nhập khẩu
* Hàng đường không (air)
CPT = FCA + cước vận chuyển tới đích quy định
– Seller book máy bay và cước trả cước air freight
– Seller thông quan xuất khẩu
– Buyer thông quan nhập khẩu
Ví dụ cách ghi: CPT Noibai, Hanoi, Vietnam (Incoterms 2010)
b. Nếu địa điểm đích là sâu trong nội địa nước nhập khẩu
Note: CPT = CFR + F
Tuy nhiên, trong thực tế thì phần đa các lô hàng dùng điều kiện CPT chỉ giao tới cảng dỡ hàng (Port of discharge) và sân bay đến (Airport of arrival) mà thôi.
8. CIP – Cost and Insurance paid to: cước phí và bảo hiểm trả tới
Note: CIP = CPT + I (Insurance)
Hệt như CPT, Seller phải mua thêm Insurance bảo hiểm tới địa điểm đích quy định trong hợp đồng
– Seller book máy bay/tàu biển và cước trả cước
– Seller thông quan xuất khẩu
– Buyer thông quan nhập khẩu
9. DAT – Delivered at Terminal: Giao tại bến
Người bán hết trách nhiệm sau khi giao hàng (đã dỡ) tại bến dưới sự định đoạt của người mua.
– Seller book tàu trả cước
– Seller thông quan xuất khẩu
– Buyer thông quan nhập khẩu
– Dùng cho vận tải đa phương thức, nhưng hàng sea là chủ yếu.
10. DAP – Delivered at Place: Giao hàng tại nơi đến
Note: DAP = DAT + cước vận chuyển tới đích quy định
– Đa phương thức, air hay sea đều được, thường là kết hợp.
– Seller book tàu trả cước
– Seller thông quan xuất khẩu
– Buyer thông quan nhập khẩu và trả thuế
Ví dụ cách ghi: DAP Goldtrans JSC, Hanoi, Vietnam (Incoterms 2010)
11. DDP – Delivered Duty Paid: giao hàng đã thông quan nhập khẩu
– Trách nhiệm cao nhất của Seller, người bán phải làm từ A-Z các thủ tục và giao hàng tới tay người mua.
– Dùng cho vận tải đa phương thức
– Seller làm cả thông quan Xuất khẩu và thông quan nhập khẩu
Ví dụ cách ghi: DDP Goldtrans JSC, Hanoi, Vietnam (Incoterms 2010)
Vậy các bạn đã hiểu chi tiết về trách nhiệm và rủi ro trong các điều kiện của Incoterms 2010 rồi.
MỘT SỐ NHẦM LẪN VÀ THẮC MẮC VỀ INCOTERMS 2010
1. CIF và FOB có dùng cho vận tải đường không hay không? CPT/CIP có dùng cho vận tải đường biển được không
Đáp: CIF và FOB chỉ dùng cho đường biển và thủy nội địa (theo lý thuyết). Nhưng thực tế, rất nhiều hãng bay và GHA hay công ty Logistics vẫn dùng CIF, FOB cho vận tải hàng không.
CPT và CIP dùng cho vận tải đa phương thức, do đó hoàn toàn hợp lệ nếu dùng cho đường biển (thay thế CFR/CIF)
2. Khách hàng thường dùng điều kiện CNF, điều này có đúng không?
Đáp: Incoterms 2000/2010 không quy định có điều kiện CNF. Tuy nhiên, đây là cách hiểu và viết của 1 số nước. CNF (Cost and Freight) cũng được hiểu như CFR. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên lựa chọn thể hiện điều kiện CFR là tốt nhất.
3. Tại sao khách hàng của chúng tôi hay dùng Incoterms 2000, vậy có hợp lệ?
Đáp: Do Incoterms phiên bản sau không phủ nhận bản trước, doanh nghiệp có quyền lựa chọn phiên bản và dẫn chiếu vào hợp đồng ngoại thương. Hiện tại vẫn có rất nhiều công ty dùng Incoterms 2000.
Qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu rõ những kiến thức quan trọng nhất về Incoterms 2010.
Hoàn toàn tự tin với kiến thức, kỹ năng thực tế từ những khóa học của trung tâm.
- Khóa học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu – Logistics
- Khóa học Logistics
- Khóa học khai báo hải quan ECUS/VNACCS
- Khóa học Tiếng Anh Xuất nhập khẩu – Logistics
Trung tâm Xuất nhập khẩu – Logistics Hà Lê
Tầng 2 tòa nhà Florence số 28 Trần Hữu Dực, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 098 577 4289 // mrhalexnk@gmail.com