ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NHÂN LỰC XUẤT NHẬP KHẨU

cai-nhin-tong-quan-ve-logistics

Cái nhìn tổng quan và định nghĩa Logistics

CÁI NHÌN TỔNG QUAN VÀ ĐỊNH NGHĨA LOGISTICS

Mr Hà Lê nhiều lần nhận được câu hỏi “Đâu là cái nhìn tổng quan và định nghĩa Logistics?”

Logistics là gì? Có nhiều bạn thắc mắc về khái niệm Logistics?

Bạn muốn nắm vững nghiệp vụ Logistics?

 

VÀ THỰC TẾ THÌ… RẤT NHIỀU BẠN ĐANG MƠ HỒ GIỮA LOGISTICS VÀ FORWARDER

Cũng có nhiều luồng ý kiến, nhiều bài phân tích về Logistics. Dù cho các bạn sinh viên, người mới đi làm hay thậm chí cả người nhiều năm kinh nghiệm vẫn thường xuyên tranh cãi vấn đề này.

Phân biệt xuất nhập khẩu – Logistics – SCM

 

tong-quan-logistics

 

Có người thì cho rằng Xuất nhập khẩu và Logistics là một, có người thì bảo Logistics là Forwarder…

Quan điểm bài viết này, Mr Hà Lê liệt kê CÁI NHÌN TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS và các hoạt động được coi là nằm trong chuỗi Logistics.

7 PHÚT ĐỂ PHÂN BIỆT XUẤT NHẬP KHẨU với LOGISTICS và SUPPLY CHAIN

 

Logistics là khái niệm “rộng”, là tổng hợp cả một chuỗi các hoạt động để đưa hàng hóa từ kho người xuất khẩu (Exporter) cho tới tận tay của người tiêu dùng cuối cùng (Consumer/End user) bên nước nhập khẩu với mức thỏa mãn cao nhất.

Nó có thể bao gồm:

 

  • Plant and warehouse Site Selection – Lựa chọn vị trí kho
  • Warehousing and Storage Management – Quản trị kho hàng
  • Procurement – Thu mua (rộng hơn Purchasing – chỉ là mua theo đơn hàng)
  • Packaging /Lashing / Stamping – Đóng gói/Chằng/Dán tem hàng hóa
  • Order Processing – Xử lý đơn hàng
  • Transportation management – Quản trị Vận tải (inland trucking và international transport)
  • Customs Clearance – Thông quan Hải Quan (các công ty Việt Nam đang làm Customs brokerage, đại lý hải quan và khai thuê hải quan)
  • Freight booking and Container Coordinator – book cước và điều vận container (air freight, ocean freight, trucking…)
  • Logistics Information System – Hệ thống thông tin Logistics (ứng dụng IT, high-tech)
  • Inventory Management – Quản trị hàng tồn kho
  • Reverse Logistics – Logistics ngược
  • Customer Services – Dịch vụ khách hàng

Hãy đừng mặc định đồng nghĩa LogisticsHậu cần thương mại. Thuật ngữ hậu cần thương mại đã không còn phù hợp trong sự phát triển hiện nay của vận chuyển toàn cầu, trong 4.0 ngày nay.

Bạn muốn học xuất nhập khẩu cho người mới?

 

Ở Việt Nam chúng ta hay nói về Freight forwarding. Và xin nhắc lại, freight forwarding nằm trong chuỗi Logistics, là 1 phần của Logistics. Và người làm dịch vụ này gọi là freight forwarder.
Phần đa các công ty forwarder của Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, đang làm 1 vài công đoạn của Logistics như kho bãi, giao nhận nội địa (trucking), thông quan hải quan (customs clearance) hoặc xin các giấy phép, bán cước, làm chứng từ, thủ tục, services khác…

Các công ty đặt tên công ty là công ty Logistics, chứ thực tế thì chưa thể làm hết các chức năng của Logistics. Logistics là môn khoa học vô cùng tiềm năng, thế giới đang cố gắng phát triển, là tương lai và đóng góp cho sự phát triển của các đất nước. Ví dụ những công ty xứng tầm Logistics lớn nhất thế giới như DHL, Kuehne+ Nagel, DB Schenker, Nippon Express, Ceva, Agility…mới có thể coi là đang làm đúng level cho từ “Logistics”

Hiện tại chi phí cho Logistics trên một đơn hàng của Việt Nam đang rất cao (~20% giá trị hàng) nên làm giảm cạnh tranh của hàng Việt Nam.
Nói ví dụ cho dễ hiểu,1kg hàng giá Fob là 100$/kg chẳng hạn thì giá các dịch vụ như vận tải,kho bến bãi,cầu đường, phí, hải quan …là 20 USD. Trong khi đó, ở các nước phát triển thì tỉ lệ chỉ dao động 9-14%.

Xét về số doanh nghiệp Logistics, ở Việt Nam có khoảng dao động 1300 doanh nghiệp (có chữ Logistics trong tên công ty) theo đăng ký với VLA nhưng có thể hiểu sâu xa rằng, một nhà xe cung cấp xe tải, một xưởng sản xuất cung cấp pallet đóng gói hàng hóa… cũng được coi là đang tham gia vào chuỗi Logistics. Do vậy, có thể có tới hàng chục ngàn các công ty Logistics thực sự.

Các công ty forwarder cung cấp dịch vụ (bán cước, services…) tuyển nhân lực rất nhiều. Vì đây là ngành “hot”, ngành cơ bản và sẽ luôn phát triển theo đà phát triển chung của vận tải hàng hóa toàn cầu.

Tại Việt Nam, với việc tham gia mở rộng kinh tế quốc tế và giao thương toàn cầu, chúng ta đã có quan hệ ngoại thương với khoảng 200 quốc gia/vùng lãnh thổ. Với 15 FTA đã ký, cơ hội phát triển kinh tế, xuất nhập khẩu ngày càng lớn hơn.

Đó cũng chính là tầm nhìn mà Chính phủ đưa ra, đầu tư trọng điểm cho Logistics.

Các bạn ghi chú kỹ nhé, Logistics vô cùng rộng, khó có thể được co gọn định nghĩa trong 1 vài từ.
Có Logistics thì Xuất nhập khẩu mới phát triển được và ngược lại, các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu không phát triển thì Logistics cũng thoái trào, kém phát triển (cho dù vẫn tồn tại Logistics nội địa). Đây là mối quan hệ hỗ tương cùng phát triển!

Trên đây là một vài ý kiến chia sẻ, hi vọng các bạn hiểu rõ hơn và áp dụng tốt cho công việc của mình!

Trân trọng!

Mr Hà Lê 098 577 4289

 ****************

Bạn tìm ĐỊA CHỈ HỌC XUẤT NHẬP KHẨU TẠI HÀ NỘI?

Hoàn toàn tự tin với kiến thức, kỹ năng thực tế từ những khóa học của trung tâm.

  • Khóa học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu – Logistics
  • Khóa học Logistics
  • Khóa học khai báo hải quan ECUS/VNACCS
  • Khóa học Tiếng Anh Xuất nhập khẩu – Logistics
  • Khóa học Sales Xuất khẩu

Trung tâm Xuất nhập khẩu – Logistics Hà Lê

Tầng 2 tòa nhà Florence số 28 Trần Hữu Dực, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 098 577 4289 // mrhalexnk@gmail.com

 

 

 

 

 

 

 

 

Mời bạn để lại email để được nhận thông tin chia sẻ mới nhất nhé!

    ĐỊA CHỈ CỦA CHÚNG TÔI

    MIỀN BẮC
    Hà Nội: Tầng 5, Số 86 đường Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

    LIÊN HỆ TƯ VẤN

    Copyright @2019 MrHale.vn