Ngày Shipped on Board và ngày Vận đơn
Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực mua bán quốc tế, xuất nhập khẩu, logistics hay là bộ phận thanh toán quốc tế của ngân hàng, những lĩnh vực mà có các chứng từ liên quan đến thanh toán như Letter of Credit thì chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy cụm từ Shipped on Board. Cụm từ này là một trong những cụm từ cực kì quan trọng trên vận đơn.
Cùng nhắc lại một chút nhé, vận đơn là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.
Cụm từ Shipped on board được ghi lên trên vận đơn bởi người phát hành vận đơn ( đa phần thường là người chuyên chở) để xác nhận rằng hàng hóa đã được chuyển lên tàu.
Thường có một số câu hỏi như sau về ngày Shipped on Board và ngày vận đơn:
- Liệu ngày Shipped on Board và ngày vận đơn có giống nhau không?
- Liệu có thể phát hành 1 vận đơn mà không có ngày Shipped on Board?
- Liệu có thể phát hành vận đơn mà không có ngày vận đơn?
Hãy cùng trả lời những câu hỏi đó nhé.
Đi vào câu hỏi đầu tiên, “Liệu ngày Shipped on Board và ngày vận đơn có giống nhau không?”. Câu trả lời chính xác là không nhất thiết. Chúng có thể giống nhau, có thể khác nhau, Nhưng điểm mấu chốt là nếu khác nhau thì ngày vận đơn phải sau ngày Shipped on Board. Duy chỉ có trường hợp vận đơn received for shipment, người chuyên chở nhận hàng sau đó issue vận đơn, khi hàng lên tàu ta sẽ tới đưa người chuyên chở đóng dấu Shipped on Board lên vận đơn.
Với câu hỏi thứ hai: “Liệu có thể phát hành 1 vận đơn mà không có ngày Shipped on Board?”
UCP600 đã quy định rõ ràng tại điều 20 – khoản A – mục ii rằng “Ngày phát hành vận đơn sẽ được coi như là ngày giao hàng lên tàu trừ khi trong vận đơn có thể hiện ghi chú On board về ngày mà hàng lên tàu, trong trường hợp này thì ngày được ghi chú chính là ngày hàng được giao lên tàu.”
Như vậy ta có thể thấy rằng vận đơn hợp lệ không nhất thiết phải có ngày Shipped on Board.
Về câu hỏi 3: “Liệu có thể phát hành vận đơn mà không có ngày vận đơn?”
Về mặt chuyên ngành cũng như pháp lý, một vận đơn không nên được phát hành và thường không bao giờ được phát hành nếu không có ngày vận đơn.
Phát hành vận đơn mà không có ngày sẽ khiến hãng vận chuyển gặp rủi ro vì khách hàng có thể đặt bất kỳ ngày nào họ muốn và hãng có thể gặp phải rất nhiều các loại khiếu nại và các vấn đề khác bao gồm gian lận vận chuyển và vận chuyển hàng hóa. Một ví dụ như nếu như một bên xuất khẩu hàng, giao hàng trễ hơn latest shipment date trên L/C, khi nhận được một vận đơn không có ngày, bên này có thể chỉnh sửa bằng cách ghi hoặc in đè lên vận đơn nhằm hợp pháp hóa bộ chứng từ để lấy tiền từ ngân hàng.
************************
Hoàn toàn tự tin với kiến thức xuất nhập khẩu và kỹ năng thực tế từ những khóa học của trung tâm.
- Khóa học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu – Logistics
- Khóa học Logistics
- Khóa học khai báo hải quan ECUS/VNACCS
- Khóa học Tiếng Anh Xuất nhập khẩu – Logistics
Trung tâm Xuất nhập khẩu – Logistics Hà Lê
Tầng 2 tòa nhà Florence số 28 Trần Hữu Dực, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 098 577 4289 // mrhalexnk@gmail.com