Kê khai sai trọng lượng của container – Những vấn đề có thể xảy ra
Việc kê khai sai trọng lượng của Container là một vấn đề đã diễn ra từ rất lâu, và nó gây ra nhiều khó khăn cho các hãng tàu và cảng. Trong bài viết này, tôi xin trình bày tầm quan trọng của việc khai báo trọng lượng của container một cách chính xác.
Trước hết, để cho những bạn chưa nắm rõ, tôi xin nhắc lại một vài dòng về VGM.
VGM trong lĩnh vực Logistics là viết tắt của Verified Gross Mass là phiếu xác nhận khối lượng của container (bao gồm cả vỏ container và hàng hóa bên trong). Mục đích chính của VGM là để giúp hãng tàu có thể nắm được chính xác khối lượng của container, từ đó có thể kiểm soát được tải trọng hàng hóa trên tàu, xếp dỡ hàng một cách an toàn và chuẩn chỉ (quy tắc chung sẽ là xếp các container từ nặng đến nhẹ, từ dưới lên trên). Trong trường hợp hãng tàu nhận thấy container có trọng lượng vượt quá quy định cho phép thì hãng tàu có quyền từ chối vận chuyển hoặc yêu cầu shipper rút bớt hàng trong container ra ngoài. Từ 1/7/2016, Tổ chức hàng hải quốc tế IMO đã quy định rõ trong Công ước về an toàn và sinh mạng con người trên biển – SOLAS (the Safety of Life at Sea convention) yêu cầu toàn bộ các shipper phải kê khai VGM trước khi gửi hàng lên tàu.
Quay lại vấn đề chính, trên tàu, các container nặng nhất sẽ được xếp trước lên tàu, các container nhẹ sẽ được bố trí để sắp xếp ở bên trên các container nặng này. Khi có đủ thông tin về khối lượng của các container trên tàu, thì bộ phận khai thác tàu sẽ có thể có kế hoạch bố trí vị trí các container theo như quy tắc bên trên sao cho phù hợp. Điều này sẽ duy trì sự ổn định cho con tàu khi lưu thông trên biển, vì nếu như không có hoặc thông tin không đủ thì có thể dẫn tới việc trọng lượng con tàu bị lệch về 1 bên, làm khó điều khiển tàu nhất là khi gặp các tình trạng thời tiết cực đoan. Hoặc container ở trên quá nặng, còn bên dưới thì nhẹ, có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng container và nhiều vấn đề khác.
Lấy 1 ví dụ như sau, có một khách hàng có một số container nặng 27.5 tấn, nhưng để tiết kiệm chi phí và phụ phí vượt trọng tải, người này kê khai sai trọng lượng của container là 17.5 tấn. Căn cứ vào tờ khai, hãng tàu sẽ xác định mỗi container này nặng 17.5 tấn. Đội khai thác tàu sẽ lên kế hoạch, và các container này sẽ được đặt bên trên các container 20 tấn. Và khi xếp hàng thực tế, chúng ta sẽ có các container thực tế 27.5 tấn đặt trên các container 20 tấn. Và hãy tưởng tượng đến cảnh có nhiều khai báo sai thực tế như thế trên các con tàu lớn có sức chứa cả chục ngàn container, khiến cho tàu bị lệch trọng tâm về một bên. Việc này sẽ khiến cho thuyền trưởng gặp khó khăn khi phải cố gắng điều chỉnh cho tàu di chuyển ổn định trên biển, gây nguy hiểm khi gặp thời tiết cực đoan. Bên cạnh đó sẽ gặp các vấn đề sau:
- Hỏng hóc trong việc xếp container và các thiết bị cố định container do quá tải.
- Container bị sức nặng bên trên làm hỏng.Hỏng hóc container do tầng trên quá nặng
Đầu năm 2017, tàu MSC Napoli sau khi gặp bão đã bị hỏng kết cấu khung tàu, bị nghiêng lớn và có thể lật úp bất kì lúc nào. Việc này đã làm tràn 200 tấn dầu ra biển, ngoài ra còn bi rơi 200 containers từ trên mạn tàu xuống biển, trong đó có cả những container đựng hàng hóa nguy hiểm như pin chứa acid, nước hoa và chai khí gas chuyên dùng cho bộ phận túi khí trên ô tô. Theo như báo cáo, sau khi sự cố xảy ra, có khoảng 660 container chất trên boong vẫn an toàn, được đem đi cân. 137 containers ( chiếm 20%) có chênh lệch tổng cộng 312 tấn so với khai báo.
TÀU MSC NAPOLI
Cũng trong năm 2007, Tàu Limari ở Damietta xảy ra sự cố hàng container bị sập do chồng chất quá nặng. Trọng lượng thực tế của container vượt quá trọng lượng đã khai báo 362% ở hàng 8, 393% ở hàng 6, 407% ở hàng 4 và 209% ở hàng 2.
Dù SOLAS đã quy định rõ việc khai báo chuẩn xác VGM nhưng vấn đề này vẫn có thể xảy ra nếu như shipper và tàu không thực sự chấp hàng, việc này xa hơn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng các thuyền viên trên tàu.
Không chỉ về việc khai báo sai trọng lượng hàng hóa, khách hãng cũng cần chú ý đến việc đóng hàng hóa trong giới hạn trọng lượng đóng hàng an toàn của container, phân bổ hàng hợp lý để không xảy ra hỏng hóc khi hàng đang vận chuyển, dẫn tới xảy ra hỏng hóc lan truyền sang các container xung quanh.
***********************
Bạn đang tìm lớp học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu?
Hoàn toàn tự tin với kiến thức, kỹ năng thực tế từ những khóa học Xuất nhập khẩu của Trung tâm:
- Khóa học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu – Logistics
- Khóa học Logistics
- Khóa học khai báo hải quan ECUS/VNACCS
- Khóa học Tiếng Anh Xuất nhập khẩu – Logistics
- Khóa học Sales xuất khẩu
Trung tâm Xuất nhập khẩu – Logistics Hà Lê
Tầng 2 tòa nhà Florence số 28 Trần Hữu Dực, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 098 577 4289 // mrhalexnk@gmail.com