Trách nhiệm của người mua và người bán khi hàng hóa bị hư hỏng
Trách nhiệm của người mua và người bán khi hàng hóa bị hư hỏng
Cùng tìm hiểu trách nhiệm của người mua và người bán khi hàng hóa bị hư hỏng qua case study thực tế.
“Mình xin phép được trình bày vấn đề bằng việc trả lời một loạt các câu hỏi như một Case Study để trình bày về vấn đề “Trách nhiệm của người bán và người mua trong trường hợp hàng hóa hư hỏng.”
Câu hỏi: Khách hàng của tôi là một người bán thép. Anh ta giao hàng làm 2 lần giao, một lần bằng Term CFR và một lần bằng Term CIF.
Trước khi gửi hàng, anh ta đã kiểm tra hàng kĩ càng một lần và mọi thứ đều ổn. Thuyền trưởng đã kí phát một vận đơn sạch. Vấn đề xảy ra khi hàng tới cảng đích, người mua đã phản ánh việc hàng hóa trong container tức hàng thép bị ẩm ướt.
Anh ta đã liên lạc với người bán để bàn về việc giám định hàng hóa nhưng cuối cùng anh ta đã làm điều đó mà không có sự hiện diện của người bán. Cuối cùng, kiểm tra kết luận rằng hàng hóa có hỏng do thép ở trong môi trường ẩm ướt thời gian dài.
Người bán đã từ chối việc trả tiền vì hàng hóa bị hư hỏng.
Như vậy thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc này? Hãng tàu, hay người chịu trách nhiệm đóng hàng vào container? Và liệu người bán có nên kiểm tra kĩ container trước khi đóng hàng?
Ý kiến của 1 chuyên gia trong lĩnh vực Logistics. hội viên của The Institute of Chartered Shipbrokers.
1. Giả sử đây là một lô hàng gửi C/Y to C/Y, tức là người gửi sẽ gửi container tại bãi C/Y, hãng tàu chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển CONTAINER từ bãi C/Y từ cảng đi tới cảng đến , hãng tàu sẽ không chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa trong CONTAINER. Trên vận đơn thường có 1 điều khoản “Shipper’s Load, Count and Seal“, tức là khách hàng sẽ tự load hàng, kiểm đếm và kẹp chì, hãng tàu không có trách nhiệm với hàng hóa trong Container.
2. Người bán tức người gửi hàng cần kiểm tra container và xác định xem container có đủ điều kiện và phù hợp để đóng hàng của mình không, trước khi xếp hàng vào bên trong. Trong trường hợp container được cung cấp cho người gửi không đúng hình dạng và không đảm bảo chất lượng để đóng hàng, người gửi có quyền từ chối đóng hàng vào container đó, người mua và người bán, bên nào liên lạc với hãng tàu để book thì đều cần chú ý rõ việc này.
3. Nếu người bán và người mua thỏa thuận kiểm tra hàng trước khi gửi thì người bán phải tuân thủ điều này. Trong trường hợp này, người bán đã thực hiện đúng việc kiểm tra hàng hóa trước khi gửi hàng.
4. Tại cảng dỡ hàng, việc có mặt cả hai bên để giám định là cần thiết nếu bên mua nhận thấy hàng có dấu hiệu bị hư hỏng. Việc kiểm tra được thực hiện mà không có sự tham gia của người bán đã làm ảnh hưởng đến việc tranh chấp và người bán có quyền không chấp nhận kết quả kiểm tra.
5. Người gửi hàng có thể yêu cầu hãng tàu giải trình về tình trạng container nếu trong suốt quá trình vận chuyển trên biển, có các vấn đề bất thường xảy ra mà có thể ảnh hưởng tới hàng hóa ở bên trong.
6. Trong trường hợp container đến đích với hình dạng và tình trạng như ở cảng đi, thì khó có thể nói rằng tại sao người bán phải chịu trách nhiệm về thiệt hại và/hoặc sự suy giảm chất lượng của hàng hóa bên trong container trừ khi hàng hóa được vận chuyển có khả năng cao bị hư hỏng/hư hỏng thực chất trong quá trình đi biển do thay đổi điều kiện thời tiết, ẩn tỳ và nội tỳ của chính nó hoặc bất kỳ lý do nào khác, và dù biết nhưng người bán đã không có biện pháp phòng ngừa bổ sung phù hợp.
7. Nếu bình thường hai bên đã có hoặc đã xác định sẽ hợp tác lâu dài, thường hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc và cân nhắc xử lý cho ổn thỏa cho cả 2 bên, tuy nhiên nếu số tiền quá lớn hoặc 1 trong 2 bên muốn đưa sự việc ra xử lý bởi pháp luật thì hai bên sẽ giải quyết theo luật đã đề cập đến trong các tài liệu có giá trị pháp lý.
Trong trường hợp này, người bán có nghĩa vụ phải kiểm tra kĩ xem Container được sử dụng có đáp ứng được các điều kiện phù hợp cho vận chuyển hàng hay không, vỏ container không được có lỗ thủng, và cửa container phải được đóng kín đúng cách. Dù có sử dụng điều khoản nào trong Incoterms thì nếu Container không đủ điều kiện phù hợp cho việc đóng và gửi hàng đường biển, người gửi hàng sẽ phải chịu trách nhiệm. Ta có thể thấy rằng dù người bán đã kiểm tra lại kĩ hàng trước khi gửi, nhưng hàng hóa hỏng hóc do có nước, ẩm ướt thì khả năng cao do Container bị thủng hoặc các vấn đề tương tự tuy nhiên là lỗi gì thì không thể xác định được chỉ qua bài viết này mà phải bám vào thực tế. Vì gửi hàng bằng CIF, người bán nên liên hệ với bên bảo hiểm để giải quyết.
Phải chỉ ra rằng theo Quy tắc Incoterms® 2010, CIF có thể không phải là điều kiện giao hàng thích hợp để sử dụng khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển trước khi hàng được xếp lên tàu, bởi lẽ nếu bạn giao hàng bằng Container thì rủi ro người bán phải chịu sẽ tới khi hàng hóa được xếp lên tàu, tuy nhiên bạn lại giao Container cho hãng tàu tại bãi C/Y, tức là còn rủi ro khi vận chuyển container từ bãi C/Y lên tàu. Nên gửi hàng bằng CIP, khi đó rủi ro được chuyển sang người chuyên chở ngay khi giao cho người chuyên chở đầu tiên.
Ngoài ra, việc gửi hàng bằng Container cũng có một điểm bất cập nữa là nhiều khi thuyền trưởng kí phát vận đơn sạch chỉ dựa vào kê khai của người gửi hàng và cũng không thể kiểm tra được tình trạng hàng trong Container”
Bài viết được dịch và chỉnh sửa dựa theo một bài viết trên Blog https://shippingandfreightresource.com
**********************
Hoàn toàn tự tin với kiến thức, kỹ năng thực tế từ những khóa học của trung tâm.
- Khóa học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu – Logistics
- Khóa học Logistics
- Khóa học khai báo hải quan ECUS/VNACCS
- Khóa học Tiếng Anh Xuất nhập khẩu – Logistics
Trung tâm Xuất nhập khẩu – Logistics Hà Lê
Tầng 2 tòa nhà Florence số 28 Trần Hữu Dực, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 098 577 4289 // mrhalexnk@gmail.com