Các lưu ý khi sử dụng Incoterms
Những đặc điểm cần lưu ý khi sử dụng Incoterms
Khi học về Incoterms hầu như các bạn đều mắc phải 1 bệnh chung là chỉ học các điều kiện mà không để ý đến các lưu ý về Incoterms dẫn đến nhiều khi có sai sót khi làm hợp đồng như việc quên không ghi Incoterms năm nào.
Cùng Mr Hà Lê tìm hiểu về các lưu ý này nhé!
1. Incoterms không phải là luật
Các bạn cần lưu ý rằng Incoterms không phải là luật, nên những quy tắc đề ra không có tính chất bắt buộc. Người mua và người bán không phải tuân thủ theo Incoterms, nếu họ không lựa chọn một trong những quy tắc này làm hợp đồng.
Chỉ khi bên bán và bên mua đồng ý sử dụng quy tắc nào đó trong Incoterms và đưa vào trong bản hợp đồng mua bán, lúc đó nội dung của quy tắc áp dụng mới mang tính ràng buộc. Một khi đã được thống nhất áp dụng, các bên giao dịch phải có nghĩa vụ, trách nhiệm với những quy tắc này.
2. Hiệu lực của các bản Incoterms trước đây
Incoterms có nhiều phiên bản, mà các phiên bản sau không phủ nhận tính hiệu lực của các phiên bản trước đó. Điều này đòi hỏi khi sử dụng Incoterms trong hoạt động thương mại quốc tế, các bạn phải nêu rõ ràng cụ thể tên phiên bản mà mình áp dụng. Có như vậy các bên liên quan mới có thể thông hiểu, đối chiếu, xác định, và cam kết trách nhiệm.
Các phiên bản của Incoterms ban hành vào các năm: 1936, 1953 (được sửa đổi vào năm 1967 và 1976), 1980, 1990, 2000, và 2010. Bạn có thể xem nội dung Bảng tóm tắt thay đổi các phiên bản Incoterms
Nếu bạn quên không đề cập đến phiên bản Incoterms đang sử dụng trong quá trình làm hợp đồng thì có thể gây ra không ít rắc rối cho việc đối chiếu, xác minh tính hiệu lực của các điều khoản trong hợp đồng.
3. Dẫn chiếu chính xác quy tắc Incoterms
Như đã nói ở trên, Incoterms có nhiều bản. Thế nên nếu muốn áp dụng các quy tắc Incoterms của các năm vào hợp đồng mua bán hàng hóa thì phải làm rõ điều đó trong hợp đồng bằng cách sử dụng các từ ngữ như Form sau:
[Điều kiện được chọn, tên địa điểm, Incoterms 2010]
4. Incoterms chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa
Các quy tắc của Incoterms chỉ được dùng để xác định thời điểm chuyển giao rủi ro, trách nhiệm, chi phí từ người mua đến người bán.
Những nội dung khác về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, hay những hậu quả có thể có khi vi phạm hợp đồng đều không được đề cập đến, nghĩa là chưa được bao gồm trong Incoterms. Vì thế, ở các điều khoản khác của hợp đồng, những vấn đề này nên được thỏa thuận rõ ràng.
5. Giá trị pháp lý
Nhiều người mới làm xuất nhập khẩu phụ thuộc vào các quy tắc trong Incoterms mà quên mất những luật lệ của quốc gia hay vùng lãnh thổ tham gia mua bán. Có thể do các bạn đó còn chưa nắm rõ tính chất của Incoterms hoặc còn ít kinh nghiệm, chưa linh hoạt trong việc áp dụng.
Cần lưu ý rằng các điều kiện trong Incoterms có thể bị mất hiệu lực nếu trái với luật địa phương. Do đó, các bên cần nghiên cứu và phải tuân thủ luật địa phương trong quá trình thương thảo và thực hiện hợp đồng mua bán.
6. Phạm vi sử dụng
Incoterms thực sự đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho các hoạt động thương mại mang tính quốc tế. Nó cung cấp cho bên mua và bên bán những quy tắc có thể tham khảo và áp dụng một cách thống nhất trong thương thảo và kí kết hợp đồng, giống như một ngôn ngữ chung vậy. Tuy nhiên, như đã nói, việc nắm rõ Incoterms là gì là rất cần thiết để không ảnh hưởng đến quá trình đàm phán và thực hiện giao dịch thương mại quốc tế.
***********************
Hoàn toàn tự tin với kiến thức, kỹ năng thực tế từ những khóa học Xuất nhập khẩu, khóa học Logistics của Trung tâm:
- Khóa học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu – Logistics
- Khóa học Logistics
- Khóa học khai báo hải quan ECUS/VNACCS
- Khóa học Tiếng Anh Xuất nhập khẩu – Logistics
- Khóa học Sales xuất khẩu
Trung tâm Xuất nhập khẩu – Logistics Hà Lê
Tầng 2 tòa nhà Florence số 28 Trần Hữu Dực, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 098 577 4289 // mrhalexnk@gmail.com