ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NHÂN LỰC XUẤT NHẬP KHẨU

Chuyển tải (Transhipment) và quá cảnh (Cargo in transit)

Chuyển tải (Transhipment) và quá cảnh (Cargo in transit)

CHUYỂN TẢI (TRANSHIPMENT) VÀ QUÁ CẢNH (CARGO IN TRANSIT)

Hãy cùng tìm hiểu chuyển tải (transhipment) và quá cảnh (cargo in transit) khác nhau ra sao.

hang-qua-canh-chuyen-tai

Chuyển tải là gì? – Chuyển tải là hành động bốc dỡ một container từ một con tàu (thông thường ở cảng trung chuyển –hub port) và đưa nó lên một con tàu khác để tiếp tục đưa tới cảng đích dỡ hàng cuối cùng (Port of Discharge)

chuyen-tai-transshipment

Vậy nó khác gì so với hàng quá cảnh (Cargo in Transit)

Một lô hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu qua biên giới quốc tế đi nhờ qua đất liền của một quốc gia khác để vận chuyển tới điểm đích được gọi là quá cảnh -Cargo in Transit

Có một số quốc gia và các đặc khu thương mại, kinh tế trên thế giới không có cảng biển và các nước này phải sử dụng cảng biển của các nước khác để nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa của mình ..

 

Một số ví dụ với các quốc gia sau:

Ethiopia sử dụng cảng Djibouti ở Djibouti làm cảng cửa ngõ (gateway port) của họ

Uganda sử dụng cảng Mombasa ở Kenya làm cảng cửa ngõ (gateway port) của họ

Moldova sử dụng cảng Constanta ở Romania làm cảng cửa ngõ (gateway port) của họ

Nên nhớ, cảng cửa ngõ (gateway port) là cảng lớn, chuyên khai thác tàu tải trọng lớn, tàu mẹ (mother vessel) và ít khai thác tàu feeder.

Một lô hàng hóa được chuyển từ một điểm từ nước xuất xứ qua biên giới quốc tế đến một quốc gia khác qua đất liền được gọi là Quá cảnh -Cargo in Transit

Hàng hóa trong vận chuyển quá cảnh có thể được hiểu như sau:

Lô hàng từ nước A được chuyển đến điểm đích quốc gia D qua quốc gia B (có thể là qua cảng biển) và nước C (một quốc gia nội địa khác) hoặc

Hàng hóa từ nước A được chuyển đến quốc gia D trên đất liền, thông qua các nước B và C, nơi các quốc gia A, B, C và D đều nằm trong một liên minh các quốc gia như EU

hang-qua-canh-transit

 

Vận đơn và Bản lược khai hàng hóa (manifest) cho lô hàng phải thể hiện điều khoản: vận chuyển đến “tên quốc gia”. Điều khoản này chỉ ra cảng quá cảnh / cảng trung chuyển / quốc gia mà hàng hóa không được tiêu thụ tại đó, và được dùng để khai báo manifest. Điều này có ý nghĩa đối với quốc gia là quốc gia nội địa và với điều khoản này, hàng hoá có thể được phép vận chuyển qua biên giới quốc tế dưới sự kiểm soát của hải quan.

Nếu điều khoản này không được nêu trong vận đơn và bản lược khai hàng hóa, việc di chuyển qua biên giới quốc tế sẽ không được cho phép và người nhận hàng (Consignee) có thể cần phải thông quan hàng hoá tại cổng cảng cửa ngõ (gateway port), đây không phải là tình huống lý tưởng cho người nhận hàng.

Trong một số trường hợp, các hãng tàu hoặc các quy định của chính phủ có thể yêu cầu, nhấn mạnh cụm từ “Cargo transit to “name of country or final destination” thể hiện lô hàng quá cảnh tới quốc gia hoặc điểm đến cuối cùng ” với trách nhiệm xử lý, rủi ro và chi phí do chính khách hàng chịu.

Hàng vận chuyển quá cảnh có thể được vận chuyển qua bất kỳ phương thức vận tải nào tùy thuộc vào cơ sở hạ tầng sẵn có của nước quá cảnh.

Các chứng từ và thủ tục, quy trình thông quan giữa các quốc gia phụ thuộc vào quy định thương mại và các hiệp định hợp tác khác của họ. Ví dụ, các Liên minh và cộng đồng như EU và SADC có thỏa thuận rõ ràng đối với hàng hóa đang di chuyển trong / qua lãnh thổ của họ.

Tóm lại,

  • Chuyển tải (trans-shipment) là hành động bốc dỡ container từ một con tàu (thông thường ở cảng trung chuyển) và đưa nó lên một con tàu khác để tiếp tục đưa tới cảng dỡ hàng cuối cùng. Các hàng hoá đã được dỡ hàng tại cảng Cảng chuyển tải không được rời cảng bằng đường bộ hoặc đường sắt xuyên biên giới quốc tế đến một quốc gia không có biển khi được tuyên bố là Hàng hóa trong quá cảnh

 

  • Quá cảnh hàng hóa là sự di chuyển của hàng hóa mà:

Dỡ hàng ra tại cảng biển cửa ngõ hoặc

Có nguồn gốc từ một quốc gia trong một liên minh hoặc

Qua biên giới quốc tế đến một quốc gia khác mà nơi đích đến cuối cùng (nói chung) là một đất nước không có biển .

***************

Hoàn toàn tự tin với kiến thức, kỹ năng thực tế từ những khóa học của trung tâm Xuất nhập khẩu Hà Lê.

  • Khóa học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu – Logistics
  • Khóa học Logistics
  • Khóa học khai báo hải quan ECUS/VNACCS
  • Khóa học Tiếng Anh Xuất nhập khẩu – Logistics

Trung tâm Xuất nhập khẩu – Logistics Hà Lê

Tầng 2 tòa nhà Florence số 28 Trần Hữu Dực, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 098 577 4289 // mrhalexnk@gmail.com

 

 

 

Mời bạn để lại email để được nhận thông tin chia sẻ mới nhất nhé!

    ĐỊA CHỈ CỦA CHÚNG TÔI

    MIỀN BẮC
    Hà Nội: Tầng 5, Số 86 đường Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

    LIÊN HỆ TƯ VẤN

    Copyright @2019 MrHale.vn