Đôi điều nếu muốn thành công với nghề Xuất nhập khẩu – Logistics
Đôi điều nếu muốn thành công với nghề Xuất nhập khẩu – Logistics
Ngành xuất nhập khẩu – Logistics hot nhất Việt Nam”
“Công việc hot nhất: ngành xuất nhập khẩu”
“ Xuất nhập khẩu là xu hướng việc làm mới giai đoạn 2018 – 2022”
…
1. Nghề xuất nhập khẩu có dành cho tất cả mọi người?
Bạn sẽ còn gặp hàng loạt bài như kiểu: Sự thật nọ, sự thật kia về nghề…công dân toàn cầu hay kinh tế phẳng khi hội nhập…vân vân, mây mây. Nói thật, các em sinh viên có nghĩ thế thật không?
Câu trả lời là: ĐÚNG, nhưng còn TÙY…
Kiến thức, nghiệp vụ thì rõ ràng rồi, là cái bắt buộc phải có. Không biết thì phải đi học, nghiệp vụ xuất nhập khẩu không khó. Do vậy, trong bài viết này Mr Ha Le xin không đề cập tới vấn đề này.
Vậy tùy cái gì? 2 thứ thôi: CHỦ ĐỘNG và THÁI ĐỘ với công việc!
Đây chính là điều Mr Hà Lê muốn chia sẻ với các bạn sinh viên mới ra trường, hay đang đi thử việc, học việc, thực tập nhé.
Kiến thức các em có là sản phẩm của trường đại học, của internet, của sự chia sẻ từ các anh chị đi trước. Rõ ràng là thế. Nó như “Cơn mưa ngang qua”, tưới chung đều đều dàn nhiều lĩnh vực, thấm một phần vào bạn đủ giúp các bạn NẮM được về yêu cầu công việc hay chuyên môn nghiệp vụ, nhưng đó chỉ như tấm áo ngoài, chiếc vỏ điện thoại của bạn thôi.
NẮM cơ bản thôi nhé, vậy là tốt lắm rồi, cũng không nên quá đòi hỏi nhiều từ thầy cô hay trường học thân yêu của chúng ta. Làm sao với lớp học hàng trăm sinh viên trên giảng đường, các thầy chỉ chi tiết cho từng đứa học trò từng con số trên phiếu đóng gói của mày phải ghi như này này, trên invoice của mày phải ghi “., Ltd” chuẩn chỉ.
Bạn nào may mắn thì được các anh chị đi trước dẫn dắt chút xíu. Có chia sẻ, cũng là sự giảng giải cụ thể về một số điều nhất định, vì các anh chị đi trước cũng phải làm việc thì mới có lương. Chia sẻ là niềm vui, giúp chính các anh chị ôn lại kiến thức, và giúp đàn em.
Nhưng nếu dành 100% thời gian chỉ để trả lời cho các bạn, thì chỉ có 2 lý do: ÔNG NÀY THẤT NGHIỆP NGỒI NHÀ hoặc ÔNG ĐANG ĐỊNH TÁN TỈNH BẠN. Hết
Vậy cái gì làm cho bạn khác biệt với người khác, với sinh viên khác để nhà tuyển dụng chọn chính bạn trong các sinh viên mới ra trường cùng nộp hồ sơ hoặc cùng đi thực tập/thử việc?
Cứ cho là cùng hiểu biết nhé, cùng chưa có kinh nghiệm như nhau? Cái gì?
Hay cùng được nhận vào học việc, thực tập hay thử việc như nhau, sau 1 tháng con bé kia được giữ lại còn mình thì out sau đó. Để rồi tự hỏi “sếp ưu ái quái gì nó nhỉ? Nó hơn mình cái gì đây?
VẪN CHỈ 2 THỨ: CHỦ ĐỘNG và THÁI ĐỘ.
Bắt đầu với câu chuyện cho các bạn sinh viên nhé, máu lắm, muốn lắm vào nghề, mình cũng chỉ xin nói về 2 điều này thôi.
2. Sự chủ động
Chủ động đặt câu hỏi
“Các bạn có hiểu hết chưa, có thắc mắc gì không, có gì vướng không?”
Hỏi xong đảm bảo im thin thít, không ý kiến gì, mệt rồi.
1 bộ phận muốn hỏi lắm, nhưng sợ hỏi lại bị chê “hỏi ngu”, “quê”, nên cũng im, chẳng thèm cất giọng oanh vàng. Đó mới là cái dại, sếp đánh giá cao đứa nào hay hỏi, vì có nghiên cứu, có đọc, có suy nghĩ về nó rồi thì mới hỏi. Không hỏi thì có 2 lý do: HIỂU RỒI hoặc KHÔNG HIỂU GÌ. Cho làm thử, không được, biết liền, sau đó OUT.
Chủ động tìm hiểu, đọc và nghiên cứu
Sếp bảo nghiên cứu cho anh cái hàng này? Sẽ có thể reply lại nhanh như tên bắn: “vâng…nhưng mah em chưa biết làm, tìm hả đâu hả anh”
“Chưa biết thì anh mới bảo mày nghiên cứu chứ”
Hãy chủ động 1 loạt đi, google, diễn đàn, thư viện pháp luật đi. Tự ngẫm trước hết đi, nát óc ra đọc trước. Search google sẽ ra hàng tá thông tư, nghị định hay công văn, quyết định liên quan.
Qua quá trình tự mò mẫm ấy, tôi cá với bạn, bạn note được cả một rổ kiến thức.
Thế là tự dưng, tạo cho chính mình chủ động. Nay mai, sếp hỏi làm hàng gạo XK, hay Hóa chất NK biết ngay nó thuộc quản lý Bộ Công Thương. Phải biết chủ động cái to trước, rồi mới phân tích cái nhỏ: cái này an ninh lương thực với phải đăng kí với hiệp hội lương thực thì mới được xuất khẩu.
Có chủ động tìm hiểu, nghe thấy sếp bảo anh nhập bánh kẹo về nhé, thì mặc định nảy luôn IC đi: cái này phải tự công bô và kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm ? Nói thế, có sếp nào không yêu…
Hay nắng nóng, có khách hàng hỏi nhập máy điều hòa, sếp bảo đọc hồ sơ đi, nếu bật ngay câu: ah, em đọc thấy nó phải dán nhãn năng lượng theo quy định của tổng cục năng lượng anh ạ. Ngon quá rồi, sếp yêu thêm nữa.
Đó, chủ động tìm hiểu mỗi ngày đi, và note ra 1 cuốn sổ bí kíp. Đừng note ra điện thoại, hãy cứ viết ra sổ tay đi các bạn.
* Chủ động đi
Đừng ngồi nhà một chỗ, ăn củ lang nói chuyện không gian. Tìm hiểu không được, xăng thì rẻ, vác mông dậy và đi ra hẳn các đơn vị quản lý mà hỏi thủ tục nhé. Chạy lên bộ Công Thương có xa không? chạy lên VCCI có hết 1 tiếng quý báu của các bạn không? Lên đó mà xem ngưởi khác đang làm ra sao, làm như nào, để mà biết, đó chính là bạn tự tạo cho mình cơ hội Kiến Tập rồi đó
* Chủ động “trơ”
Không ai bắt nạt nếu bạn là trẻ thơ, nên hãy mặt dày một chút, mạnh dạn một chút hỏi thẳng các anh chị đi trước xem hướng dẫn, chỉ giúp em được không?
Khó chịu đấy? Nhưng chẳng nhẽ nhờ cả 10 người không được anh chị nào chưa từng là sinh viên? Các anh chị ấy cũng sẽ tư vấn, chia sẻ cho thôi, vì bạn ham học! Xin các anh chị cho đi ra cảng, ra chi cục nhé.
* Chủ động nhận việc
Hãy cố gắng nhận lấy về mình những phần trách nhiệm, một phần công việc khi mà sếp chưa phân cho ai, hoặc ai cũng muốn từ chối. Hãy chủ động nhận lấy thử thách, và làm nó, vì đó là cái cho bạn trải nghiệm đó. Hơn nhau chỗ này thôi
* Chủ động chia tay
Nghe thì khó hiểu, nhưng chẳng có gì khó hiểu ở đây cả. Bạn biết không, mỗi một ngày hay dù một giờ bạn làm việc ở công ty, thì công ty đều tốn rất rất nhiều chi phí, và tình cảm nữa, để tiếp nhận bạn.
Vậy, đừng coi công ty chỉ là điểm tạm dừng chân, bến tạm 1-2 tháng lấy kinh nghiệm, để có thu nhập. Ích kỉ nghĩ cho chỉ bản thân mình, rồi sau 1 thời gian đào tạo bao công sức, thì bạn rời đi với lý do lãng xẹt: em không hợp.
Xin các bạn, đừng vào công ty với mục đích đó. Xin hãy giúp doanh nghiệp bằng cách chủ động chia tay ngay khi không thấy phù hợp, đừng nán lại 3-6 tháng chỉ để nhận kiến thức, rồi đi.
Nếu thực tập cũng thế, không thể hỗ trợ hay không học được gì, không phù hợp (góc độ từ bản thân bạn) thì cũng nên thông báo rõ ràng cho công ty/AC quản lý sớm.
3. THÁI ĐỘ HƠN TRÌNH ĐỘ
* Nghiêm túc
Dù thực tập,học việc hay thử việc, hãy nghiêm túc, vậy thôi.
8h công ty bắt đầu làm thì 7h50 hãy tới, điều đó là cần thiết đấy các bạn nhé.
12h công ty tan, thì nếu được, hãy là người cuối cùng đứng dậy đi ăn trưa cùng mọi người.
Giao việc cho làm, thì hãy làm như đó chính là bài thi xét học bổng toàn phần đi nước ngoài, hãy nghiêm túc hoàn thiện nó cho tốt.
* Yêu công việc, ham học hỏi
Không yêu thì khó gắn bó, không gắn bó thì khó tiến xa. Học cách yêu công việc, dù bạn chưa yêu. Phải học thôi, vì bạn phải yêu nó thì công việc mới đáp lại cho bạn bằng hiệu quả
“Em đi thực tập thôi ạ, nên em thấy chẳng cần cố gắng gì”. Khá sai lầm, yêu từ việc nhỏ nhất, từ lúc đơn giản nhất. Người ta còn đang dạy em mà em không yêu, nay mai sao em yêu nổi công việc?
* Tự tin
Phải tự tin rằng mình sẽ chắc chắn làm được công việc. Cứ nói “em sẽ cố gắng”, chưa đủ, phải nói rằng “Em sẽ làm được”.
Thiếu tự tin là điều khá phổ biến với sinh viên. Phải có niềm tin là khi cố gắng, thì sẽ đạt được kết quả mong muốn.
Cứ tự tin đi, kết quả nếu không hoàn hảo thì cũng không khiến bạn thất vọng lắm đâu
* Hòa đồng và đúng mực
Chẳng thể nào tồn tại ở một môi trường công ty nếu cứ tự kỷ ám thị làm thui thủi và ăn một mình, tránh hết các cuộc trao đổi, meeting hay party của công ty. Hãy học cách hòa mình, thích nghi với văn hóa công ty, cố nhất có thể.
Cả tuần bạn ăn cơm mang theo cũng được, nhưng cuối tuần, hãy đi ăn 1 buổi cùng cả nhóm.
Chủ động giúp đỡ mọi người hoàn thành công việc khi bạn thấy mình free, chỉ cần 15 phút của mình bỏ ra sẽ có thể giúp đồng nghiệp cũng được về đúng giờ.
* Ăn lương nhân viên, làm như giám đốc”?
Nghe hơi buồn cười nhỉ? Nhưng đúng đó, bạn nên làm vậy. Hãy làm việc tới khi xong và giải quyết trọn vẹn, lo toàn tâm cho việc như chính mình làm giám đốc. Khó có ai tiến xa nếu chỉ 5h30 tắt máy đi về cho hết việc, sắp hết xe buýt, về đi chơi hay có hẹn nọ kia…trong khi việc chất đống, lô hàng còn chưa xong.
“Kệ, mai làm tiếp chẳng sao”, không được có suy nghĩ này, hãy thử đi, hãy thử nghĩ nếu nay mai bạn có công ty mà nhân viên cũng nghĩ vậy thì như nào? Đó là thái độ có trách nhiệm với công việc
* Tự giác
Thấy bàn bẩn thì không phải lịch trực nhật cũng tự biết lấy cái rẻ mà đi lau. Thấy rác thì tự biết nhặt bỏ thùng rác dù nó không ở trên bàn mình.
Thấy sếp cầm giấy tờ chuẩn bị photo thì chủ động mà nhận trách nhiệm này. Thấy đồng nghiệp quên tắt máy thì cũng biết bấm cái nút Power giúp.
Công ty là công ty chứ không phải là quán bar
Công ty là môi trường công sở nhé, chứ không phải quán bar. Kiểu muốn đến thì đến, muốn nghỉ thì nghỉ mà không báo trước, không xin phép. Sếp ghét cay ghét đắng cái việc này, vì đó thể hiện môt thái độ và phong cách làm việc nông dân, đừng làm thế. Bạn vào nhà người khác, thì hãy báo cho người ta một câu, bạn không tới, thì cũng phải báo trước
* Thái độ rõ ràng và sòng phẳng
Con người cần có tình cảm, có tâm. Hãy có một thái độ rõ ràng bạn làm được gì cho công ty, bạn đóng góp được gì và mong muốn được lại cái gì. Nên sòng phẳng.
Nhưng đã vậy, thì phải làm cho tới chốn. Một lần nữa, bạn đừng chỉ coi công ty là nhà từ thiện ban giúp thời gian đào tạo và lương cho mình, rồi 2 tháng sau tao tạm biệt công ty này. Điều này càng làm cho các nhà tuyển dụng sợ sinh viên mới ra trường hơn!
…
Còn quá nhiều thứ, hi vọng các bạn sinh viên có thể rút ra được 1 vài điều.
Để làm gì, để hoàn thiện cho chính các bạn. Vì chính các bạn tạo ra cơ hội cho mình, chính các bạn tạo ra sự nổi bật cho cá nhân.
Hãy giữ một thái độ tốt, một thái độ tốt sẽ tạo ra một sự chủ động trong suy nghĩ, một sự tích cực trong hành động và một sự chuẩn mực trong thói quen, và cuối cùng, kết quả tốt đẹp hơn sẽ đến với bạn!
Chúc các bạn sinh viên cố gắng hoàn thiện bản thân mình hơn nhé!
Mr Ha Le – 0985774289
********************************
Hoàn toàn tự tin với kiến thức, kỹ năng thực tế từ những khóa học của trung tâm.
- Khóa học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu – Logistics
- Khóa học Logistics
- Khóa học khai báo hải quan ECUS/VNACCS
- Khóa học Tiếng Anh Xuất nhập khẩu – Logistics
Trung tâm Xuất nhập khẩu – Logistics Hà Lê
Tầng 2 tòa nhà Florence số 28 Trần Hữu Dực, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 098 577 4289 // mrhalexnk@gmail.com