Dự thảo Incoterms 2020
Dự thảo Incoterms 2020
Incoterms 2020 đang được Phòng Thương mại quốc tế ( ICC) soạn thảo dựa trên phiên bản Incoterms gốc 1936. Trong những thập kỉ gần đây nhất, cứ vào đầu thập kỉ sẽ luôn luôn có một bản Incoterms mới được ra đời ( các năm 1980, 1990, 2000, 2010) và đưa vào có hiệu lực.
Incoterms 2020 đang được soạn thảo bởi Ủy ban Soạn thảo, và đây là lần đầu tiên có sự góp mặt của những chuyên gia tới từ Trung Quốc và Úc, còn lại hầu hết các thành viên của nhóm này vẫn là các chuyên gia tới từ châu Âu. Ủy ban này họp định kỳ để thảo luận thường xuyên về các vấn đề khác nhau liên quan đến thương mại quốc tế, các vấn đề được nêu ra bởi 150 thành viên (chủ yếu là Phòng Thương mại) của Phòng thương mại quốc tế.
Bản Incoterms mới này được mong đợi là sẽ được công bố vào quý cuối cùng của năm 2019, cùng thời điểm kỉ niệm 100 năm của Phòng thương mại Quốc tế, và sẽ được đi vào hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 2020.
Một số vấn đề và sự thay đổi mới sẽ được đưa vào phiên bản Incoterms 2020 là:
Loại bỏ điều kiện Incoterms FAS
FAS là một điều khoản khá ít được sử dụng, trên thực tế, nó không khác gì nhiều so với điều khoản FCA khi mà hàng hóa được vận chuyển tới cảng bốc hàng ở nước người xuất khẩu. Với điều khoản FCA, người xuất khẩu cũng có thể giao hàng tại bến tàu, giống với FAS vì bến tàu là 1 phần vẫn nằm trong lãnh thổ của cảng hàng hải. Mặt khác, nếu FAS được sử dụng và tàu bị delay thì hàng hóa sẽ phải chờ ở bến tàu vài ngày, còn nếu tàu đến sớm thì hàng hóa sẽ không kịp cho chuyển đi. Ta có thể thấy rõ ràng sự bất cập này và FCA nên được sử dụng hơn là FAS.
Thực tế, điều kiện FAS chỉ được sử dụng khi xuất khẩu một vài loại hàng hóa (khoáng sản và ngũ cốc) và hiện tại thì Ủy ban Soạn thảo đang đề xuất việc xây dựng riêng một điều khoản cho hai loại hàng hóa này.
Chia FCA thành 2 điều kiện Incoterms riêng biệt
FCA là điều khoản Incoterms được sử dụng nhiều nhất( khoảng 40% việc vận chuyển hàng hóa quốc tế sử dụng điều khoản này) bởi vì điều khoản này rất linh hoạt và cho phép giao hàng hóa ở nhiều địa điểm ( Địa chỉ của người bán, cảng cạn, cảng biển, sân bay,…). Ủy ban Soạn thảo đang nghĩ về việc tạo ra 2 điều khoản FCA, một điều khoản cho giao hàng trên đất liền và 1 điều khoản cho giao hàng trên biển.
FOB và CIF cho vận tải container
Trong Incoterms 2010 có nêu ra việc nếu hàng hóa được vận chuyển trong container thì không nên sử dụng điều khoản FOB và CIF mà nên dùng điều khoản FCA và CIP.
Có điều này là bởi lẽ từ Incoterms 2010, FOB và CIF có một đặc điểm nổi bật là boong tàu trở thành ranh giới phân chia rủi ro về hư hỏng mất mát hàng hóa giữa người bán và người mua , nói cách khác người bán phải chịu chi phí vận chuyển hàng ra cảng xếp hàng đã quy định trong hợp đồng mua bán, sau đó bốc hàng đặt lên boong tàu thì mới hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
Tuy nhiên, hiện tại nếu hàng hóa được vận chuyển bằng container, việc xếp dỡ container lên xuống tàu sẽ do người vận tải đảm nhiệm, do vậy người bán sẽ phải chịu để container lại bãi CY trong khi trách nhiệm của người bán lại là hàng hóa phải được giao hàng lên tàu. Chính điều này làm cho ICC khuyến cáo nếu hàng hóa vận chuyển bằng container thì không nên sử dụng FOB và CIF, mà nên dùng FCA và CIP.
Trong thực tế, FCA và CIP lại ít được sử dụng bởi hầu hết các công ty xuất nhập khẩu hay các công ty liên quan trong lĩnh vực thương mại quốc tế như các công ty logistics, công ty chuyên chở ,… Điều này là vì FOB và CIF là 2 quy tắc đã tồn tại từ rất lâu rồi( FOB được sử dụng tại Anh vào cuối thế kỉ 18), được sử dụng một cách rộng rãi, và ICC đã không có những động thái cụ thể để thúc đẩy việc sử dụng FCA và CIP trong khi tới 80% hàng hóa trong thương mại quốc tế hiện nay vận chuyển bằng container.
Vói bản Incoterms 2020, rất có khẳ năng FOB và CIF sẽ có sửa đổi để sử dụng cho vận tải bằng container như các bản Incoterms trước 2010.
Sự ra đời của điều khoản Incoterms mới: CNI
Điều khoản Incoterms mới sẽ có tên là CNI ( Cost and Insurance) và sẽ lấp khoảng trống giữa FCA và CFR/CIF. CNI sẽ không giống FCA, sẽ bao gồm thêm tiền bảo hiểm do người bán/ người xuất khẩu chịu và trái ngược với CFR/CIF là sẽ không bao gồm cước. Giống như những điều khoản Incoterms khác trong nhóm C, điều khoản này sẽ là điều khoản mà rủi ro trong vận chuyển được chuyển từ người bán sang người mua tại cảng đi.
Hai điều khoản Incoterms mới dựa trên DDP
Giống như với FCA, DDP cũng có một số vấn đề bởi vì trên thực tế thì phí thủ tục hải quan ở nước nhập khẩu được trả bởi người xuất khẩu. Bởi vì lý do này, Ủy ban Soạn thảo đang cân nhắc việc đưa ra 2 Incoterms mới dựa trên DDP:
– DTP( Delivered at Terminal Paid): Khi mà hàng hóa được vận chuyển tới cảng, sân bay hay trung tâm vận chuyển tại nước người mua, và người bán sẽ chịu chi phí làm thủ tục hải quan.
– DPP(Delivered at Place Paid): Khi mà hàng hóa được chuyển tới bất kì địa điểm nào khác ngoài cảng, sân bay hay trung tâm vận chuyển tại nước người mua, và người bán sẽ chịu chi phí làm thủ tục hải quan.
Ngoài việc loại bỏ và tạo ra các điều khoản Incoterms mới, Ủy ban Soạn thảo sẽ đánh giá thêm các yếu tố khác để thêm vào phiên bản Incoterms 2020. Chúng ta có thể kể tới:
– Sự bảo đảm an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển.
– Quy định về bảo hiểm vận chuyển.
– Mối quan hệ giữa Incoterms và hợp đồng mua bán quốc tế.
Sau vài tháng tới, Ủy ban Soạn thảo sẽ gặp mặt nhau định kì để thống nhất các vấn đề sẽ xuất hiện trong Incoterms 2020.
*****************
Các bạn mong muốn tham gia một khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu, học xuất nhập khẩu thực tế có thể liên hệ và đăng ký với trung tâm Xuất nhập khẩu – Logistics Hà Lê.
Trân trọng!
****************************
Hoàn toàn tự tin với kiến thức, kỹ năng thực tế từ những khóa học của trung tâm.
- Khóa học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu – Logistics
- Khóa học Logistics
- Khóa học khai báo hải quan ECUS/VNACCS
- Khóa học Tiếng Anh Xuất nhập khẩu – Logistics
Trung tâm Xuất nhập khẩu – Logistics Hà Lê
Tầng 2 tòa nhà Florence số 28 Trần Hữu Dực, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 098 577 4289 // mrhalexnk@gmail.com