ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NHÂN LỰC XUẤT NHẬP KHẨU

master airway bill

Phân biệt Master Airway Bill và House Airway Bill

Phân biệt Master Airway Bill và House Airway Bill

Nhìn chung, chúng ta có thể hình dung quá trình gom hàng trong lĩnh vực hàng không như sau: tại sân bay đích, người gom hàng dùng MAWB để nhận hàng từ người chuyên chở hàng không, sau đó chia lẻ hàng, giao cho từng người chủ hàng lẻ và thu hồi HAWB hàng mà chính mình phát hành khi nhận hàng ở đầu đi.

Thực chất, với quan hệ của mình với hãng máy bay, thì với các chuyến đi thì người gom hàng sẽ có sẵn số vận đơn chủ tức MAWB được cung cấp bời hãng máy bay, sau đó dựa trên cơ sở của MAWB này người gom hàng sẽ phát hành vận đơn HAWB cho người gửi hàng.

Bên cạnh đó, các bạn có thể hiểu rằng không như gửi hàng bằng đường biển là có thể tự liên hệ hãng tàu để gửi hàng, gửi hàng đường hàng không thì không phải ai cũng có thể liên hệ hãng máy bay để gửi hàng mà chỉ có người gom hàng tức đại lý hãng máy bay hoặc fowarder có tài khoản đăng kí với hãng máy bay mới có thể sắp xếp để gửi hàng bằng đường hàng không. Chỉ một số rất ít bên công ty lớn mới được hãng máy bay cấp tài khoản riêng để gửi hàng ví dụ như là Samsung, Sony,…

Vậy sự khác nhau giữa MAWB và HAWB:

– Về định nghĩa:

+ Master Airway Bill – MAWB (Vận đơn chủ): là B/L do người chuyên chở hàng không cấp cho người gom hàng có B/L nhận hàng ở sân bay đích. B/L này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở hàng không và người gom hàng và làm chứng từ giao nhận hàng giữa người chuyên chở và người gom hàng.

+ House Airway Bill – HAWB (Vận đơn của người gom hàng): là B/L do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ có B/L đi nhận hàng ở nơi đến. B/L này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng hoá giữa người gom hàng với các chủ hàng lẻ.

MASTER AWB và HOUSE AWB KHÁC NHAU:

– Về số vận đơn:

+ MAWB: Bắt buộc có 11 số, trong đó 3 số đầu là code của airline. VD: Vietnam Airline: 738; Singapore Airline: 618, Thai Airways: 217, Air France: 057,…..

+ HAWB: không bắt buộc phải có 11 số.

– Về điều khoản thanh toán:

+ MAWB: Pre-paid (rất hiếm trường hợp collect)

+ HAWB: có thể collect hoặc pre-paid

– Về tiền cước

+ MAWB: bắt buộc phải đánh giá tiền trên vận đơn

+ HAWB: không nhất thiết phải đánh giá tiền (nếu không đánh giá tiền đại lý vận tải thường đánh là As Arranged)

– Về tên hàng:

+ MAWB: tên hàng thường là: Consolidation as per manifest

+ HAWB: đánh tên thực tế của hàng

– Về Shipper / Consignee

+ MAWB: tên đại lý vận tải

+ HAWB: tên của người mua, người bán thực tế

– Về công ty phát hành

+ MAWB: các Airlines phát hành vận đơn

+ HAWB: các đại lý vận tải (Forwarder) phát hành vận đơn.

Bài viết đã giúp các bạn hiểu cách phân biệt Master Airway Bill và House Airway bill

************************

Hoàn toàn tự tin với kiến thức xuất nhập khẩu và kỹ năng thực tế từ những khóa học của trung tâm.

  • Khóa học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu – Logistics
  • Khóa học Logistics
  • Khóa học khai báo hải quan ECUS/VNACCS
  • Khóa học Tiếng Anh Xuất nhập khẩu – Logistics

Trung tâm Xuất nhập khẩu – Logistics Hà Lê

Tầng 2 tòa nhà Florence số 28 Trần Hữu Dực, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 098 577 4289 // mrhalexnk@gmail.com

 

 

 

Mời bạn để lại email để được nhận thông tin chia sẻ mới nhất nhé!

    ĐỊA CHỈ CỦA CHÚNG TÔI

    MIỀN BẮC
    Hà Nội: Tầng 5, Số 86 đường Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

    LIÊN HỆ TƯ VẤN

    Copyright @2019 MrHale.vn