Said to Contain- nên hay không?
Trong vận đơn đường biển với các chuyến hàng nguyên Container FCL thường có cụm từ Said to Contain (STC). Vậy đó là gì, và liệu rằng có nên sử dụng STC trong vận đơn hay không, hôm nay xin mời các bạn cùng mình tìm hiểu nhé.
Với vận chuyển hàng bằng container, một trong những điều rất quan trọng đó là việc hãng tàu show STC trên vận đơn.
Lý do điều này quan trọng với hãng vận chuyển là việc họ không được mở ra xem bên trong container có những gì, và cũng không biết được trong container có bao nhiêu hàng (số kiện và số cân, thực tế thì container từ giữa năm 2016 buộc phải có VGM là giấy xác nhận trọng lượng container thì mới được đưa lên tàu, tuy nhiên trên thực tế nhiều khi VGM không thực sự chính xác do nhiều lý do)
Người gửi hàng sẽ nhận container từ hãng tàu, đóng hàng và niêm phong rồi chuyển tới cảng, thế nên hãng tàu khó có cách nào biết được chính xác bên trong container có gì.
Hãng tàu sẽ phát hành vận đơn dựa vào những gì mà người gửi hàng kê khai trên B/L instructions.
Ví dụ trên vận đơn ghi rằng: “1×20′ container Said To Contain 750 x 25 kg bags of Sugar” thì ở đây hàng hóa được vận chuyển là đường, có 750 túi và mỗi túi nặng 25kg.
Giả sử hàng đến cảng đích, người nhận hàng mở container và thấy rằng chỉ có 700 túi đường thay vì 750 túi, họ sẽ bắt hãng tàu chịu vì hãng tàu vận chuyển hàng hóa.
Tuy nhiên, điều ta có thể thấy là số lượng và khối lượng trong container là điều mà hãng tàu không thể biết chính xác, xác minh thực tế như thế nào mà chỉ dựa trên tờ khai vì họ không có quyền can thiệp và việc đóng hàng vào container. Thế nếu shipper và consignee thông đồng với nhau gửi hàng thiếu so với vận đơn để đòi tiền thì sao?
Chính vì thế, các hãng tàu cần có cho mình sự bảo vệ trước việc có thể bị kiện và đòi đền bù khi xảy ra thiếu hụt hàng hóa hay những sự cố tương tự. Thế nên họ dùng điều khoản Said to Contain trên vận đơn. Và ta biết rằng, vận đơn không phải là hợp đồng, điều khoản là do hãng tàu quy định, nếu chấp nhận sử dụng dịch vụ của hãng tàu tức là mặc định đồng ý với quy định của họ.
Điều khoản này đồng nghĩa với việc hãng tàu chỉ ra rằng họ không biết chính xác số lượng và cân nặng bên trong container ra sao, và họ chấp nhận những gì mà người gửi khai báo dựa trên điều khoản này. Và nếu hãng tàu vận chuyển hàng hóa nguyên cont không gặp vấn đề gì thì nếu thiếu hụt hàng họ cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm vì đã hoàn tất chuyến đi, seal vẫn còn chưa cắt.
Tuy nhiên, điều khoản Said To Contain được một số cơ quan chức năng như Hải quan và An ninh Biên giới (CBP) ở Mỹ coi là chung chung về bản chất và liên quan trực tiếp đến mối lo ngại của họ về các mối đe dọa khủng bố, bom hoặc các thiết bị khác có thể được nhập lậu vào nước này dưới cái điều khoản này. Do đó, sau ngày 9/11, CBP Hoa Kỳ khuyến cáo rằng họ không thể chấp nhận STC ..
Chính vì điều này, một số hãng tàu đã phải dừng việc show điều khoản này trên vận đơn. Tuy nhiên với bất kì hãng tàu nào thì điều khoản này cũng có thể trở thành con dao hai lưỡi vì nếu chọn không show STC trên vận đơn để có thể chuyển hàng tới Mỹ, các hãng vận tải có thể từ bỏ quyền của họ đối với một điều khoản quan trọng có thể ngăn họ khỏi mọi khiếu nại liên quan đến việc thiếu hoặc mất hàng hóa…
Riêng với vận chuyển hàng tời thì điều khoản này không có trên vận đơn vì hãng tàu trực tiếp có thể kiểm tra hàng hóa về số lượng hàng.
Với hàng nguyên container thì khác, người vận chuyển không thể nắm rõ được điều này, và nếu không có điều khoản STC thì họ có thể chịu trách nhiệm về những mất mát của hàng hóa so với trên vận đơn.
Một người làm trong lĩnh vực Logistics tên là Andrew Trasler đã giải quyết vấn đề này với CBP, người đã đảm bảo rằng việc cấm sử dụng thuật ngữ này được sử dụng để chỉ áp dụng cho các bản kê khai hàng hóa do các hãng tàu gửi cho CBP( Manifest) chứ không phải vận đơn.
Theo CBP, miễn là có một mô tả chính xác về hàng hóa trong vận đơn bao gồm HS Code, trọng lượng của hàng hóa,.. thì STC vẫn được sử dụng trong vận đơn ..
Trên vận đơn, Said To Container thường đi kèm với Shipper Load Stow và Count.
Said To Container đề cập đến những gì được đóng trong container trong khi Shipper’s Load Stow and Count đề cập đến việc có bao nhiêu/ (trọng lượng / gói) hàng được đóng trong container… Có thể thấy sự khác nhau giữa 2 điều khoản này:
Shipper’s Load Stow and Count đề cập đến
• người gửi hàng đã tải hàng hóa vào container bằng phương tiện / phương thức bốc hàng của riêng họ;
• Người gửi hàng đã xếp hàng hóa vào container theo cách an toàn cho việc vận chuyển .. Điều này cũng có nghĩa là người gửi hàng có thể phải chịu trách nhiệm về thiệt hại hàng hóa do xếp hàng hóa không đúng cách trong container.
• Người gửi hàng đã đếm số hàng hóa được xếp và xếp vào container (ví dụ: 750 bao đường) ..
Điều mà Shipper’s Load Stow and Count không nói tới là hàng hóa thực sự là gì mà chỉ quan tâm đến lượng hàng xếp lên.
Said To Contain là khi hãng vận chuyển tuyên bố rằng container được nói là chứa đường Sugar dựa trên tuyên bố họ có từ người giao hàng ..
Vậy bạn sẽ nói gì..??
1. Hai thuật ngữ này có thể hoán đổi cho nhau .. ??
2. Vận đơn có nên hiển thị Said To Container
3. Nếu bạn là một trong những hãng tàu đã ngừng hiển thị mệnh đề Said To Container trên vận đơn,
• Bạn có phải đối mặt với bất kỳ khiếu nại thiếu hụt nào từ người nhận không .. ??
• Cơ chế phòng ngừa của bạn chống lại khiếu nại đó là gì .. ??
Trung tâm Xuất nhâp khẩu – Logistics Hà Lê
Tầng 2 tòa nhà Florence số 28 Trần Hữu Dực, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 098 577 4289 // mrhalexnk@gmail.com