ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NHÂN LỰC XUẤT NHẬP KHẨU

switch bill

Switch Bill và bản chất

Switch Bill và bản chất

Hoạt động mua bán trung gian (cross trade) qua broker, môi giới thương mại cũng không hề xa lạ mà rất phổ biến trong thương mại quốc tế, trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp khi nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất khẩu trực tiếp từ các vùng lãnh thổ khác nhau. Tuy nhiên, với hoạt động mua bán trung gian, các vấn đề nghiệp vụ trở nên phức tạp hơn, đặc biệt sẽ có thuật ngữ về Switch B/L mà các bạn sẽ gặp phải.

Mr Hà Lê xin gửi tới bạn một vài thông tin sơ bộ qua tìm hiểu và tham khảo bài viết của VNSP, cũng như thực tế đã làm switch B/L để các bạn có thể hiểu rõ hơn vấn đề này.

Thực tế rằng, Switch B/L không phải là một loại vận đơn, mà đó chỉ là một THUẬT NGỮ về cách sử dụng vận đơn bằng cách chuyển đổi từ bộ vận đơn này thành bộ vận đơn khác theo yêu cầu của Người gửi và Người nhận hàng.

Việc switch B/L này thường được sử dụng trong các trường hợp mua bán tay ba ” Cross trade” hay còn gọi là “Triangle” nhằm mục đích thuận lợi cho việc thanh toán tiền hàng, che giấu xuất xứ hàng hoá, che giấu người bán hàng (thường là nhà sản xuất), đôi khi nó còn được dùng vào việc tránh thuế, hoặc tìm cách giảm thuế với hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá nhập khẩu cũng như các qui định khác của các quốc gia mà hàng được luân chuyển.

Để cụ thể hoá việc Switch B/L xin đưa ra một ví dụ cụ thể:

  • Bên A: HALE EXIM JSC: Người bán hàng/ giao hàng Shipper: nhà sản xuất và bán cho nhà buôn trung gian tại Singapore
  • Bên B: ABC Exim Production JSC: Nhà buôn / Trader Singapore : Nhà buôn này lại bán hàng cho Nguời mua tại Mỹ (Singapore, Hongkong hay Thổ Nhĩ Kỳ, Dubai đều là bậc thầy về môi giới trung gian)
  • Bên C: Nguời mua hàng / Consignee: DEF JSC: Người này sẽ nhận hàng ở Mỹ

van-don-switch-bill

 

  1. Trader trung gian muốn tránh lộ thông tin về người bán hàng (Shipper)

Lô hàng sẽ được vận chuyển trực tiếp bẳng container đường biển từ nước sản xuất ( Hải Phòng, Việt Nam) đến địa điểm giao hàng tại Mỹ

Nhưng để tránh cho Người mua hàng cuối cùng DEF JSC biết về nguồn gốc hàng hoá và đề phòng việc người mua hàng cuối cùng sẽ liên lạc với nhà sản xuất HALE EXIM JSC để mua hàng trực tiếp thì Nhà buôn trung gian ABC Exim Production JSC yêu cầu hãng tàu đổi bộ vận đơn khác cho mình và trong đó có thay đổi một số thông tin như Cảng xếp hàng (POL), tên Shipper (thay vì HALE EXIM JSC sẽ đổi thành ABC Exim Production JSC…

2. Thuận tiện cho việc thanh toán

Nhà buôn trung gian thanh toán cho Người bán hàng và Người mua cuối cùng DEF JSC thanh toán cho Nhà buôn trung gian, vì vậy phải có ít nhất 2 bộ vận đơn mới thanh toán được (đặc biệt là việc thanh toán sử dụng phương thức back to back L/C).

Nhưng trong thực tiễn thì hãng tàu chỉ có thể chấp nhận phát hành đồng thời một lúc 1 bộ vận đơn duy nhất mà thôi(nguyên tắc bộ chứng từ BL duy nhất) . Do đó, phải dùng biện pháp switch B/L, có nghĩa là sau khi Nhà buôn trung gian đã thanh toán tiền hàng cho Người bán hàng thì Nhà buôn này sẽ có được bộ vận đơn trong tay (Shipper là HALE EXIM JSC) và giao nộp bộ vận đơn này cho hãng tàu (Lines) rồi yêu cầu hãng tàu đổi sang (switch) bộ vận đơn khác với tên Shipper và tên Consignee khác để dùng nó thanh toán với Người mua hàng ở Mỹ.

3. Giảm thuế và các qui định khác

Trong nhiều trường hợp do các chính sách về thuế và các qui định khác của các quốc gia, Người mua hàng và Người bán hàng phải tìm cách “lách luật” bằng biện pháp switch B/L.

Ví dụ như hàng của Trung Quốc khi bán vào Malaysia sẽ bị đánh thuế với thuế xuất cao nhưng hàng của Việt Nam bán cho Malaysia thì lại được ưu đãi về thuế quan, nên nhiều khi Người bán và Người mua hàng thường sử dụng cách này để giảm thuế. Đây là cách switch B/L không chính thức nhưng có thể lại là phương pháp mà nhiều người muốn sử dụng nhất.

Trên đây chỉ là ví dụ minh họa về thế nào thì được gọi là Switch B/L và người ta dùng switch B/L để làm gì. Ngoài các ví dụ ở trên thì có thể sẽ còn nhiều phương thức khác tuỳ theo yêu cầu của mỗi người nhưng một điểm rất chú ý là việc sử dụng switch B/L có thể là hành vi vi phạm pháp luật và nhất thiết phải được đồng ý của hãng tàu (Shippping line) nếu sử dụng Master B/L và của đại lý giao nhận (Freight Forwader) nếu dùng House B/L vì họ có thể không chấp nhận switch B/L để tránh rủi ro cho mình. Việc sử dụng hình thức thay đổi nội dung vận đơn (Switch B/L) để che dấu nguồn gốc xuất xử hàng hoá nhằm mục đích lách luật (hưởng ưu đãi thuế, lách các rào cản thương mại v.v) trên góc độ lý thuyết là có thể xảy ra nhưng thực tế rất khó khả thi.

Thứ nhất, nó yêu cầu nội dung vận đơn phải thay đổi cảng xuất hàng. Yêu cầu này thường khó được các hãng tàu, người giao nhận chấp nhận vì nó là một biểu hiện hành vi lừa đảo. Thường thì hãng tàu chỉ chấp nhận thay đổi tên shipper /consignee và các nội dung liên quan đến thanh toán cước, địa điểm phát hành vận đơn chứ không chấp nhận thay đổi nội dung liên quan cảng xếp/dỡ và mô tả hàng hoá.

Thứ hai, vận đơn chỉ là một chứng từ trong nhiều chứng từ có thể hiện nguồn gốc xuất xử hàng. Việc thay đổi này phải đồng bộ với nhiều giấy tờ liên quan đến tàu và hàng hoá khác, trong đó nhiều loại do bên thứ ba cấp (ví dụ, C/O, port clearance) nên việc thông đồng để đổi những nội dung này là việc không khả thi. Mà một khi bộ giấy tờ không đồng bộ thì việc switch B/L sẽ bị bắt bài ngay. Riêng về những lô hàng quy mô lớn theo dạng bulk shipping thì xin khẳng định luôn là nếu chỉ đơn thuần thay đổi trên giấy (swich B/L và sử dụng bộ chứng từ hàng hoá -bao gồm cả C/O- giả mạo) thì không thể che giấu xuất xứ thật của hàng hoá nhằm hưởng ưu đãi thuế quan, đặt biệt với các cơ quan hải quan professional, vì một số lý do như sau.

1/ Hành trình của các lô hàng bulk thường là đơn phương thức và gắn liền với một phương tiện vận tải cụ thể (tàu biển). Việc che dấu hành trình thực tế của tàu biển tương đối phức tạp, nếu muốn, nguời ta có nhiều phương pháp nghiệp vụ và phương tiện kỹ thuật để “vẽ” lại hành trình thực sự của tàu để lần ra nguồn gốc xuất xứ hàng, có thể bị lộ

2/ Hành vi giả mạo giấy tờ hàng hoá được quy vào tội trốn thuế và bị phạt khá nặng, hãng tàu luôn bị liên đới trách nhiệm, nếu có dấu hiệu tiếp tay cho chủ hàng thì hậu quả dành cho họ là rất lớn (dễ bị bắt giữ tàu, đội tàu có thể bị nhà chức trách địa phương đưa vào danh sách đen và không thể hoạt động tại quốc gia đó). Do vậy, không nhiều hãng tàu dám mạo hiểm

3/ Luật pháp nhiều nước quy định khá chặt về điều kiện để được ưu đãi thuế quan theo xuất xứ, với việc đưa thêm nhiều yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật. Việc chứng minh thoả mãn những yêu cầu đại loại như vậy đòi hỏi có sự tham gia của những bên thứ ba (nhà sản xuất, cơ quan giám định …) nên việc thông đồng, giả mạo càng khó khăn hơn. Do vậy, lách luật hưởng ưu đãi thuế bằng switch B/L và đổi bộ chứng từ hàng hoá có thể coi là mánh khoé dễ bị bắt bài. Những nhà buôn chuyên nghiệp thường phải sử dụng các biện pháp hơp pháp tinh vi hơn để hợp thức hoá nguồn gốc xuất xứ.

4.Ví dụ minh hoạ

– Trong vài năm trở lại đây, giới kinh doanh phân bón Trung Quốc về Malaysia hầu như ít nhập thẳng từ Trung Quốc và thường tạm nhập về một nước trung gian (Việt Nam, Philippines). Ở đó, hàng được thay đổi bao bì, xuất xứ hàng hoá sau đó mới tiếp tục xuất sang thị trường Malaysia để hưởng thuế suất ưu đãi ATIGA.

– Cách đây khoảng 1,5-2 năm, khá nhiều lô hàng tôn cuộn nhập từ Philippines về Việt Nam được hưởng biểu thuế ưu đãi ATIGA. Tuy nhiên, cơ quan chức năng đã phát hiện thực chất loại hàng này được tạm nhập “nguyên chiếc” từ Bắc Á hoặc Nam Á về mà không hề được gia công tại Philippines, hàm lượng giá trị gia tăng made in ASEAN không đủ tỷ lệ % quy định, những lô hàng này lập tức bị loại khỏi danh sách hưởng ưu đãi và bị truy thu thuế nhập khẩu.

Switch Bill thường được dùng cho các gói hàng thuộc dạng “Cross trade” hoặc “Triangle”. “Cross Trade” liên quan đến không chỉ người mua và người bán và vì có ba hoặc nhiều hơn các bên liên quan tham gia vào hoạt động mua bán, đại lý (B) hoặc người trung gian có thể không muốn người bán (A) và người mua (C) biết nhau để bảo vệ lợi ích của mình. Vì thế chúng ta có switch B/L.

van-don-switch-bill

Ví dụ giải trình cụ thể về Switch B/L:

+ Seller (A) ở Việt Nam là HALE EXIM JSC

+ Đại lý trader (B) ở Singapore

+ Buyer (C) ở Mỹ

Hàng có thể được vận chuyển trực tiếp từ Trung Quốc sang Mỹ hoặc qua Singapore (hoặc transit qua một nước khác).

  • Vận đơn chặng 1:

+ Chủ hàng (Shipper): nhà sản xuất HALE EXIM JSC

+ Người nhận hàng(Consignee): đại lý (B)

+ Người được thông báo (Notify party): đại lý (B)

+ Cảng chất hàng (POL): Haiphong, Vietnam

+ Cảng dỡ hàng (POD): Singapore

+ Điểm đến giao hàng ( Place of Delivery/Final Destination): Singapore

+ Mô tả hàng không thay đổi (Goods description)

 

  • Vận đơn chặng 2

+ Chủ hàng: đại lý (B)

+ Người nhận hàng: người mua (C)

+ Người được thông báo: người mua (C)

+ Cảng chất hàng: Singapore

+ Cảng dỡ hàng: USA

+ Điểm đến cuối: USA

+ Mô tả hàng không thay đổi

Đây là vận đơn Switch đơn giản nhất. Có nhiều vận đơn phức tạp hơn phụ thuộc vào yêu cầu của các bên liên quan. Tuy nhiên xuất xứ hàng phài được làm rõ là Việt Nam, không phải Singapore.

 ***************************

Hoàn toàn tự tin với kiến thức, kỹ năng thực tế từ những khóa học của trung tâm Xuất nhập khẩu Hà Lê.

  • Khóa học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu – Logistics
  • Khóa học Logistics
  • Khóa học khai báo hải quan ECUS/VNACCS
  • Khóa học Tiếng Anh Xuất nhập khẩu – Logistics

Trung tâm Xuất nhập khẩu – Logistics Hà Lê

Tầng 2 tòa nhà Florence số 28 Trần Hữu Dực, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 098 577 4289 // mrhalexnk@gmail.com

 

 

Mời bạn để lại email để được nhận thông tin chia sẻ mới nhất nhé!

    ĐỊA CHỈ CỦA CHÚNG TÔI

    MIỀN BẮC
    Hà Nội: Tầng 5, Số 86 đường Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

    LIÊN HỆ TƯ VẤN

    Copyright @2019 MrHale.vn