Văn hóa kinh doanh quốc tế khi giao dịch Xuất nhập khẩu
Văn hóa kinh doanh quốc tế khi giao dịch Xuất nhập khẩu
Đi với Bụt thì mặc áo cà sa…
Đi với Ma thì mặc áo giấy…
Đó là ám chỉ việc chúng ta phải thích ứng với các hoàn cảnh, các trường hợp, và từng loại đối tượng.
Vậy, trong hoạt động ngoại thương, nếu đi với đối tác nước ngoài, thì mặc cái gì? Hôm nay, Mr Hà Lê xin chia sẻ vài điều nhỏ thôi, rất nhỏ, một phần từ quá trình đã giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác từ vài chục thị trường quốc tế.
Các bạn hãy xem, liệu có đúng trường hợp của mình trong này không? Và chắc chắn, BẠN NÊN BIẾT ĐIỀU NÀY! Bởi lý do là gì? Văn hóa trong kinh doanh vô cùng quan trọng, sẽ có thể quyết định việc thành bại của giao dịch ngoại thương!
- Thương nhân đã có visa nhập cảnh vào Israel trong passport sẽ bị cấm nhập cảnh vào khối Ả Rập, do đó họ thường làm cái passport mới hoặc visa rời cho các chuyến đi.
Lý do là vì các nước Ả Rập kì thị và cô lập quốc gia khởi nghiệp-Israel, đất nước với con người có bộ óc siêu phàm, và bị ghét bỏ khi họ quá thông minh
Nghĩ lại câu nói: Giàu thì nó ghét, đói rét thì nó khinh, thông mình thì nó tiêu diệt
Mình chưa giàu lắm, cũng chẳng đói rét, thông minh thì tùy đánh giá. Nên cứ chia sẻ, chưa bị tiêu diệt được
- Tránh bắt tay và tiếp xúc với phụ nữ Hồi giáo nhé
Họ xinh lắm, hở mỗi con mắt, đẹp nhất khi Selfie. Ha Le mấy lần xin chụp selfie cùng các chị mà hẻm có chị nào cho chụp. Cứ úp cái burkini lên người trông ai cũng như khủng bố.
Thành ra, sau loạt vụ đánh bom của IS, Đức-Pháp và nhiều nơi khác đang cấm việc phụ nữ đạo Hồi mặc burkini (không phải bikini nhé, chứ bikini thì thách họ không mặc đâu, trừ người báng bổ thần thánh)
- Đừng hỏi về vợ và con gái khi làm việc với đối tác Hồi giáo. Chỉ nên nói chuyện về công việc hay sở thích, làm ăn. Nhớ nhé, Ha Le làm theo nhiều rồi, và khách cũng bảo là hãy tập trung vào công việc đi nhé.
Và, nhắc lại, Indonesia là quốc gia hồi giáo đông nhất thế giới. Again, kẻo lại quên.
- Đừng mời người Hồi giáo uống rượu bia và thịt heo, bởi heo là con vật dơ bẩn theo quan niệm của họ. Còn nếu mà có mời, cố lừa họ, thì khó qua được mũi ngửi của họ lắm, rất thính. Họ sẽ phát hiện ra ngay, tội lỗi.
Với đối tác Hồi giáo này, thì đúng là nên tập trung vào công việc thì hơn, đừng lan man câu chuyện cà kê như mấy bác Việt Nam: thôi cứ ngồi xuống làm chén rượu đã, rồi bàn tiếp
- Đối tác Hồi giáo có phong cách quyết định mua bán rất nhanh, khớp giá là mua. Người Hồi giáo ít lừa đảo.
Các bạn cứ nghe bảo mấy nước Trung Đông hay lừa đảo, nhưng phần đa là thương nhân từ nước khác nhưng kinh doanh ở các nước hồi giáo đi lừa đảo, chứ bản chất người Hồi giáo không có thích lừa đảo đâu.
Nhớ tháng Ramadan tháng 7 của họ, đừng có ngạc nhiên khi mời họ ăn hay uống gì mà họ từ chối. Trước lúc mặt trời lặn, thì họ nhịn ăn.
Ai muốn giảm cân, hãy học theo cách này của họ J
Khổ thân mình và các bạn công ty, tiếp khách Muslim là khoản ăn uống khổ lắm, toàn ăn rau thôi.
- Tối kỵ đừng nói chuyện về Thiên chúa giáo hay Do Thái giáo khi tiếp xúc với người Hồi giáo, vì sẽ có xung đột lớn về tôn giáo với họ đó nhé.
Đừng hỏi tại sao khi nói chuyện tới vấn đề này mà khách hàng đổi hẳn nét mặt, thái độ. Chú ý nhé các bạn thân mến.
- Làm việc với mấy đối tác Mỹ, thì họ cực kì năng suất, làm hùng hục và quan tâm tới hiệu quả. Nên đặt câu chuyện công việc cao độ khi làm việc với họ.
Đối tác châu Âu chuyên nghiệp, nhưng cũng rất tự hào về văn hóa của họ, cứ khen văn hóa của họ, họ thích lắm, sẽ nói chuyện chán không thôi. 28 nước EU, cố xin visa vào Pháp hoặc Đức, rồi bạn tha hồ đi khắp nhé. Mình cũng cố set up kế hoạch để đi lắm
- Đối tác Nhật vô cùng khó tính, khắt khe, nhưng khi hàng của bạn đã đạt yêu cầu và họ tin tưởng, thì họ sẽ là đối tác vô cùng lâu dài. Khách hàng Nhật đánh giá cao sự trung thành và nghiêm túc trong chất lượng, bạn sẽ có đơn hàng đều.
Họ rất hỗ trợ đối tác, có thể khi khó khăn thị trường họ cũng giúp đỡ, hỗ trợ cho bên nhà sản xuất về giá cả và cố giữ đơn hàng đều. Rất chuẩn mực trong thanh toán, bảo chuyển là chuyển. Thậm chí chỉ cần gọi điện, tin nhau thì chẳng cần đặt cọc tiền họ cũng quyết định sản xuất hàng luôn cho bạn.
- Mấy đối tác Hàn Quốc, thường hay “bánh vẽ” về số lượng đơn hàng order khủng khiếp, nhưng lại đưa ra giá quá thấp, không hề có lãi cho nhà xuất khẩu
Họ hiểu rõ hàng hóa, chi phí cấu thành, nên ép giá rất khiếp. Mấy bác Hàn Quốc thì rất thích dùng LC
Văn hóa của mấy bác Hàn là mặc cả, và rất chặt chẽ trong chi tiêu.
- Kinh tế India cũng nghèo ngang Việt Nam, nhưng phân biệt rõ ràng Ấn đen và trắng, phân biệt đẳng cấp cực lớn.
Các bạn Ấn trắng thượng lưu và giàu có, còn tầng lớp lao động là Ấn đen khá khổ cực.
Chú ý, ở bên India, nhà gái phải chuẩn bị hồi môn cho con gái nếu muốn lấy chồng, chứ không phải như Việt Nam. Khổ thân các gia đình có nhiều con gái quá.
Hơn nữa, phụ nữ India không đi làm, chỉ ở nhà làm việc nhà, vườn ruộng và chăm sóc gia đình.
Kinh doanh xuất nhập khẩu thì các bạn trả giá rất thấp, và đều đòi LC trả chậm 1-2-3-6 tháng và D/P, rất khó khi triển khai trừ khi bạn muốn làm và đánh bạc 50-50%.
- Có 3 nước Bangladesh, India và Sri Lanka ăn đồ ăn như nhau nhé, các bạn cố mà chiều họ.
Ăn trộn, bốc tay, ăn cay và sặc mùi quế, xả, ớt. Mình ăn bao lần mà vẫn chẳng quen, đi Mumbai 1 tuần sụt 2kgs thịt.
Nếu gặp khách hàng này, dẫn họ đi ăn đồ India, họ sẽ phải rửa tay (1 tay họ bốc thức ăn thôi), đừng ngạc nhiên trước mỗi cửa hàng ở India có 1 chậu rửa tay.
- Đối tác Trung Quốc thì làm ăn quá thông minh và khôn lỏi. Đầu nậu thu mua lũng đoạn giá, rồi tạm dừng thu mua ép giá người cung cấp, người dân. Đã bao năm không thoát được vấn đề này
Tự thuê người sang tận Việt Nam, bánh vẽ cho nhà sản xuất đầu tư ồ ạt, rồi chiêu trò để ép giá. Những bài học quen thuộc như hoa thanh long, lá vải, dứa non, đỉa…đã minh chứng.
Nhưng không có họ, bao hàng hóa nông lâm sản và khoáng sản của Việt Nam ta cũng chẳng biết bán đi đâu. Bài toán nan giải với hướng đi tìm thị trường mới…
- Khách hàng châu Phi thì khá kém tin tưởng, rất rủi ro khi giao dịch. Văn hóa kinh doanh theo cá nhân, nhiều thị trường chẳng quan tâm tới quy tắc pháp lý gì cả. LC chẳng có ý nghĩa, với mấy bạn châu Phi, hãy nhớ, cứ T/T 50% deposit cọc trước, thì an toàn hơn. Còn không, hãy dùng LC xác nhận qua ngân hàng thứ 3.
Vướng mắc gì, có tranh chấp gì, hay muốn xác thực đối tác châu Phi, hãy liên hệ với thương vụ Việt Nam và đại sứ quán.
Tuy nhiên châu Phi vẫn còn có nhiều cơ hội để xuất khẩu, dư địa khá nhiều. Cố gắng tìm kiếm thị trường mới sang đây, là cơ hội cho nhà cung cấp Việt Nam
- Đối tác Trung Đông khá giàu và tiềm năng, nên tập trung phát triển.
Dubai phát triển và là cửa ngõ cho khu vùng Vịnh. 40% máy bay các nước châu Âu sẽ tới Dubai được trong 4 tiếng, và 70% máy bay các nước sẽ tới được Dubai trong 8 tiếng. Đó là vị thế chiến lược của Dubai, UAE.
Nếu muốn phát triển thị trường ở Trung Đông, nên lập văn phòng ở Dubai, bạn sẽ thấy có sự đảm bảo của luật pháp nơi đây khi mọi khách hàng sẽ được cung cấp và xác thực theo năm, có danh sách theo dõi đàng hoàng tránh lừa đảo.
Chứng từ xuất nhập khẩu như CO và Invoice cần được xác thực ở lãnh sự quán, đại sứ quán, nên cộng thêm phí này khi báo giá khách hàng nhé.
- Hàng xóm khối Asean, thích nhất là Singapore, làm việc vô cùng chuyên nghiệp. Cùng với Hongkong và Thổ Nhĩ Kỳ trở thành 3 hub trung chuyển hàng hóa và tài chính toàn cầu, quá đáng nể.
Chú ý nhé, nếu làm việc với các khách hàng Trung Đông, châu Phi hay India, châu Phi thì họ sẽ thường xuyên chọn mở LC hoặc T/T qua ngân hàng trung gian ở Singapore. Chú ý nhé.
Có vài điều chia sẻ với các bạn nếu xác định mua bán quốc tế, làm Sales hay Purchasing thì cũng nhớ nhé, kinh nghiệm cả rồi. Nhớ để áp dụng, chiếm được tình cảm khách hàng hoặc tránh được rủi ro.
Còn nhiều điều nữa, Ha Le sẽ xin chia sẻ sau, công việc kinh doanh xuất nhập khẩu rất thú vị.
Quan trọng nhất, đó là sự hiểu biết chi tiết về cái mình làm,bản chất của nó.
Các bạn, các em sinh viên hãy ghi nhớ điều này, cần có sự đam mê và tự học, chủ động nghiên cứu, các bạn hoàn toàn làm chủ được cuộc chơi và thành công.
Mr Ha Le
*******
Bạn muốn tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu – Logistics?
Trung tâm Hà Lê cung cấp các khóa học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu, khóa học xuất nhập khẩu thực tế, khóa học Logistics, khóa học Tiếng Anh Xuất nhập khẩu…
Các khóa học chất lượng cao, kết hợp kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn thực tế từ những giảng viên kinh nghiệm nhất.
Trung tâm Xuất nhập khẩu – Logistics Hà Lê
Tầng 2 tòa nhà Florence số 28 Trần Hữu Dực, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 098 577 4289 // mrhalexnk@gmail.com