ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NHÂN LỰC XUẤT NHẬP KHẨU

noi-dung-hop-dong-ngoai-thuong

NỘI DUNG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG SALES CONTRACT

NỘI DUNG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG SALES CONTRACT

Nội dung hợp đồng ngoại thương Sales Contract cần thể hiện tính đầy đủ các điều khoản và chặt chẽ trong vấn đề pháp lý, câu chữ.

Trong các giao dịch quốc tế, các lô hàng Xuất nhập khẩu thì giữa bên Bán (Seller) và bên Mua (Buyer) luôn cần có văn bản mang tính chất thỏa thuận gọi là Sales Contract – Hợp đồng ngoại thương.

Vậy trong Hợp đồng ngoại thương cần thể hiện các điều khoản (Article) gì? Chúng ta cùng nhau phân tích nào.

Xét về các điều khoản trong Sales Contract, có thể tạm chia ra thành 2 nhóm. Các điều khoản bắt buộc (Obligated) và các điều khoản tự chọn (Optional).

Các điều khoản bắt buộc là những điều khoản phải có nhằm đảm bảo xây dựng nên tính đầy đủ cơ bản của hợp đồng. Trong khi đó, các điều khoản tự chọn có thể xuất hiện hoặc không, nhưng sẽ làm tăng thêm tính đầy đủ, chặt chẽ pháp lý cũng như rõ ràng hơn.

 

Cụ thể, có thể xét các điều khoản bắt buộc cần có như sau:

1. Commodity/Goods description: Mô tả hàng hóa

Trong điều khoản này, cần nêu rõ chi tiết về tên gọi hàng hóa (tên thương mại) hay tên khoa học (nếu cần thiết).

Mô tả chính xác, cụ thể và chi tiết để phục vụ  làm các chứng từ cũng như thông quan hải quan về sau tại 2 đầu.

2. Quantity, Unit Price, Total value: Số lượng, Đơn giá, tổng giá trị

  • Cần nêu rõ số lượng các loại hàng, mặt hàng của từng loại, tổng số lượng của lô hàng.
  • Đơn vị tính có thể tùy thực tế hàng hóa như pcs, set, roll, pair, m3, kgs, ton…
  • Đơn giá (Unit price): thể hiện giá cụ thể. Ví dụ, USD 100/pcs
  • Tổng giá trị (Total value): giá trị tổng của lô hàng. Được ghi chú bằng cả số và chữ

 

3. Packing: Đóng gói

Thể hiện rõ cách đóng gói của các loại hàng hóa, số lượng đóng gói trong từng đơn vị bao bì. Ghi chú chi tiết cách bảo quản hàng hóa (nếu có).

4. Delivery terms: Điều kiện giao hàng

Thể hiện rõ điều kiện giao hàng là gì theo Incoterms và phiên bản Incoterms sử dụng.

Ví dụ: FOB HAIPHONG PORT, VIETNAM (INCOTERMS 2020)

hay CIF SHANGHAI PORT, CHINA (INCOTERMS 2010)

5. Payment terms: Điều khoản thanh toán

Cần ghi chú rõ phương thức thanh toán của lô hàng là gì.

Thể hiện đầy đủ, chính xác thông tin thanh toán gồm thông tin của người thụ hưởng và ngân hàng của người thụ hưởng (cũng như 1 số ngân hàng được chỉ định – nếu có).

Ví dụ:

By Telegraphics transfer. Deposit 30% would be paid after signing the Sales Contract. The balance 70% would be paid against copy of shipping documents.

6. Documents required (Documentation): Các chứng từ yêu cầu

Bên Mua cần các chứng từ gì sẽ yêu cầu bên Bán chuẩn bị.

Ví dụ, có thể có các chứng từ như:

  • Commercial Invoice
  • Packing List
  • Bill of Lading / Airway Bill
  • Certificiate of Insurance
  • Certificate of Origin
  • CQ
  • Fumigation certificate
  • Phytosanitary certificate
  • Health certificate
  • ….

Ngoài ra, các điều khoản tự chọn có thể liệt kê như:

 

7. Arbitration: Điều khoản trọng tài

Điều khoản này nêu rõ cách thức xử lý các phát sinh, tranh chấp trong lô hàng nếu phát sinh sẽ được giải quyết ra sao. Nếu 2 bên không tự thỏa thuận được sẽ cần bên thứ 3 giải quyết theo nguồn luật, địa điểm cũng như án phí được thống nhất.

8. Force Majeure: Điều khoản bất khả kháng

Trong một số trường hợp bất khả kháng (act of God), sẽ có sự miễn trách dành cho bên Bán nếu có phát sinh rủi ro với lô hàng.

9. Penalty/Compensation: Điều khoản phạt/Đền bù

Với một số tình huống, 2 bên cần thể hiện rõ các tiêu chí phạt vi phạm hợp đồng ví dụ như giao hàng muộn, giao hàng thiếu hay vi phạm về chất lượng.

Điều khoản phạt sẽ chỉ rõ cách thức phạt (tiền, bù hàng…) hoặc các cách khắc phục khác.

 

10. Installation/Warranty/Maintenance…: Điều khoản Lắp đặt / Bảo hành / Bảo dưỡng…

Tùy xem thực tế lô hàng cũng như thỏa thuận của 2 bên, nhất là với các loại hàng có tính giá trị cao, máy móc và điện tử…thì điều khoản lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng rất cần thiết.

11. General conditions: Điều khoản chung

Điều khoản chung thường ghi chú các chi tiết quy định về ngôn ngữ của hợp đồng, số bản được kí, ngày hiệu lực của hợp đồng cũng như một số thống nhất giữa 2 bên.

 

12. Others…. : Các điều khoản khác tùy từng lô hàng và do thỏa thuận 2 bên

 

Bài viết đã giới thiệu cơ bản các nội dung Hợp đồng ngoại thương – Sales Contract cơ bản nhất. Tùy thực tế mặt hàng và yêu cầu, mức độ chặt chẽ cũng như mối quan hệ giữa 2 bên Bán – Mua để có thể xây dựng nên nội dung, điều khoản trong Sales Contract phù hợp nhất.

 

Chúc Quý doanh nghiệp và các bạn thành công.

Mr Hà Lê

***********************************************

Học Xuất nhập khẩu tại Hà Nội

Hoàn toàn tự tin với kiến thức, kỹ năng thực tế từ những khóa học Xuất nhập khẩu của Trung tâm:

  • Khóa học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu – Logistics
  • Khóa học Logistics
  • Khóa học khai báo hải quan ECUS/VNACCS
  • Khóa học Tiếng Anh Xuất nhập khẩu – Logistics
  • Khóa học Sales Logistics
  • Khóa học Sales Xuất khẩu

Trung tâm Xuất nhập khẩu – Logistics Hà Lê

Tầng 2 tòa nhà Florence số 28 Trần Hữu Dực, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 098 577 4289 // mrhalexnk@gmail.com

 

 

Mời bạn để lại email để được nhận thông tin chia sẻ mới nhất nhé!

    ĐỊA CHỈ CỦA CHÚNG TÔI

    MIỀN BẮC
    Hà Nội: Tầng 5, Số 86 đường Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

    LIÊN HỆ TƯ VẤN

    Copyright @2019 MrHale.vn